Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp là một kỹ năng quan trọng trong kế toán và tài chính doanh nghiệp, giúp đánh giá dòng tiền thực tế vào ra của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng thanh toán nợ, khả năng đầu tư và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp với mẫu ví dụ chi tiết, giúp bạn hiểu rõ cách áp dụng phương pháp này một cách chính xác và hiệu quả nhất theo chuẩn kế toán hiện hành.
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp là báo cáo tài chính thể hiện chi tiết dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo. Đây là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị và nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của công ty, từ đó đưa ra quyết định chính xác về các hoạt động kinh doanh.
Cách thức hoạt động của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp sử dụng phương pháp thu thập thông tin về dòng tiền thực tế trong kỳ thông qua các hoạt động thu tiền từ khách hàng, chi trả cho nhà cung cấp, chi phí hoạt động, chi trả lãi vay và thu nhập từ đầu tư. Thông qua phương pháp này, các khoản tiền vào và ra sẽ được trình bày trực tiếp, giúp dễ dàng theo dõi và phân tích.
Những dòng tiền chính cần theo dõi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp:
(1) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Bao gồm tiền thu từ khách hàng, tiền chi trả cho nhà cung cấp, chi phí hoạt động, lương nhân viên, thuế thu nhập, v.v.
Ví dụ: Tiền thu từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, tiền chi trả cho các chi phí vận hành hàng ngày như điện, nước, nguyên liệu.
(2) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Liên quan đến việc mua bán tài sản dài hạn, đầu tư vào chứng khoán, hoặc thu tiền từ bán tài sản cố định.
Ví dụ: Tiền thu từ việc bán bất động sản, tiền chi cho việc mua thiết bị mới.
(3) Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Bao gồm việc thu tiền từ việc phát hành cổ phiếu, vay nợ, hoặc chi trả cổ tức.
Ví dụ: Tiền thu từ việc vay ngân hàng, tiền chi trả nợ vay hoặc cổ tức cho cổ đông.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng tạo ra tiền và quản lý dòng tiền hiệu quả, từ đó tối ưu hóa các chiến lược tài chính.
2. Phân biệt giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
Bảng phân biệt giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp trong lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cùng với ưu, nhược điểm của từng phương pháp:
– Phương pháp trực tiếp cung cấp một bức tranh rõ ràng và chi tiết hơn về dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp, nhưng đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để ghi nhận.
– Phương pháp gián tiếp đơn giản hơn, dễ dàng thực hiện hơn, nhưng lại thiếu sự chi tiết và rõ ràng về dòng tiền thực tế.
XEM THÊM
Chọn 9 lưu ý để kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp nhanh chóng
Các bước thực hiện cách làm báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
3. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
Về nguyên tắc số dư cuối năm của bảng lưu chuyển tiền tên trên Chỉ tiêu 70 chính bằng số dư nợ 111+ 112 trên bảng cân đối tải khoản hay chính là Chỉ tiêu 110: Tiền và các khoản tương đương tiền trên CDKT.
Dưới đây là mẫu bảng lưu chuyển tiền tệ mà Kế Toán Việt Hưng thiết lập trên cơ sở các tài khoản đối ứng.
– Nếu doanh nghiệp dùng phần mềm để hạch toán thì bảng LCTT sẽ được tự động lập. Do đó các bạn nên căn cứ vào mẫu này để kiểm tra lại các số liệu mà phần mềm đưa ra bằng các đối ứng này.
– Nếu doanh nghiệp dùng phần mềm Excel để hạch toán thì các bạn dùng các đối ứng này để các bạn lọc ra các chỉ tiêu tương ứng trên LCTT.
LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ | |||||||
STT | CHỈ TIÊU | MÃ | TM | HẠCH TOÁN | KH | SỐ TIỀN | GHI CHÚ |
I | Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh | Ghi dương | |||||
1 | Thu tiền từ bán hàng , cung cấp dịch vụ và doanh thu khác | 01 | Nợ TK 111/Có TK 511 | 1 | |||
Nợ TK 112/Có TK511 | 2 | ||||||
Nợ TK 111/Có TK 131 | 3 | ||||||
Nợ TK 112/Có TK 131 | 4 | ||||||
Nợ TK 112/Có TK 515 | 5 | ||||||
Nợ TK 111,112 / Có TK 3387 | 6 | ||||||
Nợ TK 5211, 5212, 5213 / Có TK 111,112 | 7 | ||||||
Cộng chỉ tiêu 01 ( =1+2+3+4+5+6+7) | 0 | ||||||
Ghi âm | |||||||
2 | Chi tiền trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ | 02 | Nợ TK 152,153/ Có TK 111 | 1 | |||
Nợ TK 152,153/ Có TK 112 | 2 | ||||||
Nợ TK 156/ Có TK 111 | 3 | ||||||
Nợ TK 156/ Có TK 112 | 4 | ||||||
Nợ TK 331/ Có TK 111 | 5 | ||||||
Nợ TK 331/ Có TK 112 | 6 | ||||||
Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 111, 112 | 7 | ||||||
Nợ TK 154/ Có TK 111 | 8 | ||||||
Cộng chỉ tiêu 02 (= 1+2+3+4+5+6+7+8) | |||||||
Ghi âm | |||||||
3 | Tiền chi trả cho người lao động | 03 | Nợ TK 334/ Có TK 111, 112 | 1 | |||
Cộng chỉ tiêu 03 | |||||||
4 | Tiền chi trả lãi vay | 04 | Nợ TK 635, 335 / Có TK 111, 112 | 1 | |||
Cộng chỉ tiêu 04 | |||||||
Ghi âm | |||||||
5 | Tiền chi nộp thuế TNDN | 05 | Nợ TK 3334/111, 112 | 1 | |||
Cộng chỉ tiêu 05 | |||||||
6 | Tiền thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh ‘ | 06 | Nợ TK 111/ Có TK 711 | 1 | Ghi dương | ||
NỢ TK 112/ Có TK 711 | 2 | ||||||
Nợ TK 111/ Có TK 33311 | 3 | ||||||
Nợ TK 112/ Có TK 33311 | 4 | ||||||
Nợ TK 111, 112/138,338 (3388. vay tiền của cá nhân) | 5 | ||||||
Nợ TK 111, 112/ Có TK 144, 344, 133 | 6 | ||||||
Cộng chỉ tiêu 06 =( 1+2+3+4+5+6) | |||||||
7 | Tiền chi khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh ‘ | 07 | Nợ TK 13311/ Có TK 111 | 1 | Ghi âm | ||
Nợ TK 13311/ Có TK 112 | 2 | ||||||
Nợ TK 142/ Có TK 111 | 3 | ||||||
Nợ TK 242/ Có TK 111 | 4 | ||||||
Nợ TK 3331/ Có TK 111 | 5 | ||||||
Nợ TK 3331/ Có TK 112 | 6 | ||||||
Nợ TK 3333/ có TK 111 | 7 | ||||||
Nợ TK 3333/ có TK 112 | 8 | ||||||
Nợ TK 3335/111 | 9 | ||||||
Nợ TK 3335/112 | 10 | ||||||
Nợ TK 642/111 | 11 | ||||||
Nợ TK 144, 344, 431,811/111, 112 | 12 | 0 | |||||
Nợ TK 338/111,112 | 13 | ||||||
Nợ TK 3338/111 | 14 | ||||||
Cộng chỉ tiêu 07=( 1+…+14) | |||||||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | |||||||
21 | Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 21 | Nợ TK 211,212,213,241 / Có TK 111,112 | 1 | Ghi âm | ||
22 | Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 22 | Nợ TK 111,112 / Có TK 211,212,213,241,711 | Ghi dương | |||
25 | Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 25 | Nợ TK 222,221 / Có TK 111, 112 | Ghi âm | |||
26 | Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 26 | Nợ TK 111,112 / Có TK 222 | Ghi dương | |||
27 | Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia | 27 | Nợ TK 111, 112 / Có TK 515, 421 | Ghi dương | |||
8 | Tiền vay ngắn hạn, Dài hạn nhận được | 33 | Nơ TK111(112)/ Có TK 311(341) | Ghi dương | |||
Cộng chỉ tiêu 33 | |||||||
9 | Tiền chi trả lãi gốc | 34 | Ghi âm | ||||
Nợ TK 311(341)/ Có TK 111(112) | |||||||
Cộng chỉ tiêu 34 | |||||||
10 | Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm | 60 | Ghi dương | ||||
Cộng chỉ tiêu 60 | |||||||
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm | =( Đầu kỳ+ các khoản thu – các khoản chi) | Luôn dương |
Lưu ý: Đây là mẫu đối ứng các tài khoản để các bạn căn cứ vào các đôi ứng này tổng hợp số tiên để tính ra số tiền cuối năm
4. Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
TẢI VỀ | Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp TT200
TẢI VỀ | Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp TT133
Nếu gặp phải bất kỳ vướng mắc về nghiệp vụ kế toán – bài tập kế toán hãy gửi ngay câu hỏi về hộp box hỗ trợ 1:1 tại góc phải cuối màn hình web: https://lamketoan.edu.vn
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và cách áp dụng mẫu ví dụ vào thực tế doanh nghiệp. Việc nắm vững phương pháp này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc quản lý dòng tiền và ra quyết định tài chính chính xác.
Đừng quên truy cập và theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật các ưu đãi hấp dẫn về khóa học kế toán tổng hợp – thuế và các gói dịch vụ kế toán đa lĩnh vực. Cùng Kế Toán Việt Hưng phát triển nghề nghiệp và tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp của bạn!