Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thường dùng

Làm kế toán doanh nghiệp thường phải làm rất nhiều các nghiệp vụ kế toán khác nhau. Dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ những nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp phải làm.

kế toán doanh nghiệp
Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thường dùng

Công việc kế toán thông thường phải làm là: 

  • Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, 
  • Cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị, 
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, 
  • Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ…
  • Cuối năm kết chuyển bút toán báo cáo tài chính…

Các nghiệp vụ kế toán DN thường dùng

  1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp trên hóa đơn 

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Khi bán sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  1. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác

kế toán doanh nghiệp

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Số thuế trên hóa đơn

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

  1. Khi chưa phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính. các khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế VAT và doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ. Kế toán dựa vào phiếu thu ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác.

  1. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ). Kế toán dựa vào Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112). (Dựa vào giấy rút tiền)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) (Dựa vào Giấy rút tiền)

Có các TK 311, 341,… (Nếu vay ngân hàng thì sẽ có giấy nhận tiền)

  1. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 136 – Phải thu nội bộ

Có TK 138 – Phải thu khác (1388)

Có TK 141 – Tạm ứng.

  1. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt. Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc

Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 138 – Phải thu khác

Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác.

  1. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi. Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

  1. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi. Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản kiểm kê quỹ, tiến hành ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

  1. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn. Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản góp vốn để ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

  1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng. Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền của ngân hàng ghi nhận như sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh. Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết

Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp .

  1. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược. Kế toán dựa vào phiếu chi và hợp đồng liên quan ghi nhận như sau:

Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên). Kế toán dựa vào phiếu chi và Hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 156 – Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả. Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan (Hợp đồng nợ đến hạn, bảng lương…) ghi nhận các nghiệp vụ sau:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ. Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác. Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính (nếu có) ghi như sau:

Nợ các TK 635, 811,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111 – Tiền mặt. 

Nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp .

  1. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân. Kế toán dựa vào biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Nộp tiền thuế môn bài , Công ty được ngân hàng cấp có giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước. Dựa vào phiếu chi và chứng từ có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ 3338 (thuế khác)

Có 111 (tiền mặt)

Có 112 (tiền gửi ngân hàng)

(Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài)

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 3338: thuế khác

  1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền vào ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà Cty gửi tiền vào)

Có TK 111 – Tiền mặt.

  1. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp. Kế toán dựa vào giấy Báo có và Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Ghi cụ thể tài khoản của ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

  1. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng và sổ phụ ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. (Ghi cụ thể đối tượng chi tiết)

  1. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng. Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

  1. Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản. Kế toán dựa vào giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

  1. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng. Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

  1. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản. Kế toán dựa vào Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi)

  1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản.

28.1. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thu từ các hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào Giấy báo có, hóa đơn tài chính, Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Tổng giá thanh toán), (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

28.2. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp bằng tiền gửi Ngân hàng. Kế toán dựa vào giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác.

  1. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng. Kế toán dựa vào Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

  1. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt. Kế toán dựa vào phiếu thu; giấy báo nợ và chứng từ rút tiền của NH (Séc) và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược (dài hạn, ngắn hạn). Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn

Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc. Kế toán dựa vào Giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Nếu chiếm từ 51% vốn góp)

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Mỗi bên 50% vốn góp)

Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (từ 21% đến 49% vốn góp)

Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (Từ 20% vốn góp trở xuống)

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có),…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản. Kế toán dựa vào giấy báo nợ; sổ phụ ngân hàng và chứng từ tính lãi để ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Nợ TK 341 – Vay dài hạn

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn,…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng tiền gửi Ngân hàng. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Nợ các TK 414, 415, 418,…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền

  1. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển khoản. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn giảm giá, hóa đơn hàng bán bị trả lại hóa đơn chiết khấu thương mại, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

  1. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

Trên đây là các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp mà bạn cần biết và phải làm trong quá trình công tác, xử lý công việc. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...