Việc xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp phải căn cứ dựa trên nhiều yếu tố như mức lương tối thiểu của từng vùng, hệ thống thang bảng lương. Sau khi hoàn tất xây dựng các bậc tiền lương, doanh nghiệp phải làm thủ tục gửi đơn đăng ký thang bảng lương với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tại địa bàn nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ chi tiết cách xây dựng thang bảng lương. Cùng theo dõi nhé!
1. Thang bảng lương là gì?
Trong một hệ thống sẽ bao gồm các nhóm, ngạch và các bậc lương được thiết kế để làm cơ sở trả lương cho bên lao động, trên năng lực của từng người và vị trí công việc mà doanh nghiệp đó sẽ trả lương cho người lao động theo bảng lương đã thiết kế trước đó.
Xem thêm: Bậc lương là gì? Quy chế nâng bậc lương
2. Tại sao cần phải lập bảng thang lương?
Theo quy định Điều 93 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 quy định như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động”
=> Nhằm thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng cho mục đích trả lương cho người lao động làm cơ sở cho tuyển dụng thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng riêng cho mình một thang bảng lương phù hợp.
3. Mục đích xây dựng thang bảng lương
Việc sử dụng thang bảng lương trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thỏa mãn đáp ứng các nguyên tắc trả lương thích hợp với trình độ cũng như cấp bậc của người lao động. Mục đích là tính các khoản lương cơ bản được sử dụng trong doanh nghiệp, phụ cấp, khấu trừ theo từng hệ số/mức lương có sẵn cho nhân viên phù hợp với từng cấp bậc nhằm thỏa mãn nhu cầu trả lương tương xứng với cấp bậc và trình độ của người lao động.
4. Hướng dẫn xây dựng thang bảng thang lương
4.1 Cập nhật lương tối thiểu vùng
– Các doanh nghiệp phải luôn cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp của chính mình. Do thang bảng lương được hình thành trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ đề ra.
4.2 Liệt kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp.
– Để xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp cần xác định, thống kê từng công việc theo các chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp.
4.3 Phân các nhóm chức danh cụ thể
– Công việc có cùng tiêu chuẩn trình đồ đào tạo thì xếp chung một nhóm.
– Nhưng luôn xem xét các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc hay bồi dưỡng chuyên môn lao động.
4.4 Xây dựng mức lương tương ứng
– Qua quá trình hoàn tất phân nhóm chức danh công việc thì doanh nghiệp cần xây dựng mức lương phù hợp cho các nhóm dựa trên các nguyên tắc đã định sẵn.
4.5 Tham khảo ý kiến
– Sau khi thiết kế thang bảng lương xong thì doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố minh bạch tại địa điểm làm việc của người lao động trước khi thực thi.
4.6 Gửi thang bảng lương đến Phòng LĐTBXH
– Bước cuối cùng sau khi hoàn thành quá trình xây dựng thang bảng lương. Doanh nghiệp có nhiệm vụ phải gửi thang bảng lương đến Phòng LĐTBXH nơi cơ sở doanh nghiệp hoạt động.
5. Cách xây dựng thang bảng lương
Theo quy định, mức lương trả cho người lao động thấp nhất phải bằng với mức lương tối thiểu vùng tại vị trí đó. Doanh nghiệp phải xác định được mức lương tối thiểu vùng ở mỗi giai đoạn để xây dựng thang bảng lương hợp lý. Nếu người sử dụng lao động trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp sẽ bị sử phạt theo quy định tại Khoản 4, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Mức lương tối thiểu vùng theo năm 2021 tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
+ Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
+ Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
+ Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
+ Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
Doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP để xác định được vị trí áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh mà doanh nghiệp hoạt động.
Sau khi xác định được mức lương tối thiểu của từng vùng, đơn vị doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương theo mẫu tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Đồng thời, quá trình xây dựng thang bảng lương theo từng vị trí làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp bộc phát được nhiều động lực cho người lao động trong doanh nghiệp đó.
5.1 Cách ghi bậc 1
Mức lương bậc 1 là mức khởi đầu cũng của công việc trong thang bảng lương do doanh nghiệp xác định dựa trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc.
Tương ứng với nguyên tắc, bậc sau luôn lớn hơn bậc trước tối thiểu là 5% và bậc 1 luôn bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng. Phương pháp bậc 1 được thực hiện tương tự như sau:
– Đối với mức lương thấp nhất, công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường thì doanh nghiệp không được để ở mức thấp hơn mức lương tối thiểu đã đề ra.
Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 90/2019/NĐ-CP, nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp phải điều chỉnh hoặc thiết kế bảng lương và hợp đồng cho phù hợp với thực tại của doanh nghiệp.
– Đối với trường hợp mức lương thấp nhất của công việc yêu cầu người lao động có học nghề bao gồm người lao động do doanh nghiệp tự đào tạo thì phải có mức lương cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu, như sau:
+ Vùng I: 4.420.00 + (4.420.00 x 7%) = 4.729.400
+ Vùng II: 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400
+ Vùng III: 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
+ Vùng IV: 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900
– Trong trường hợp mức lương thấp nhất của công việc đó trong môi trường lao động vất vả, nguy hiểm, tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì phải cao hơn 5% so với mức lương làm trong môi trường có độ phức tạp bình thường, như:
+ Vùng I: 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870
+ Vùng II: 4.194.400 + (4.194.400 x 5%) = 4.404.120
+ Vùng III: 3.670.100 + (3.670.100 x 5%) = 3.853.605
+ Vùng IV: 3.284.900 + (3.284.900 x 5%) = 3.449.145
Ở trường hợp nếu người lao động làm việc trong môi trường mang nhiều tính chất nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe người lao động thì mức lương phải được trả cao hơn mức lương của công việc có độ khó tương đương nhưng làm việc ở môi trường bình thường là 7%.
Ví dụ cụ thể đối với mức lương bậc 1: Vị trí công việc khai thác khoáng sản tại Công ty X có yêu cầu cần trình độ từ cao đẳng trở lên. Không gian làm việc tại địa điểm đặc biệt được xem là có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc. Vậy vị trí công việc này sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với công nhân đạt bằng cao đẳng trở lên làm việc trong điều kiện bình thường.
Ví dụ: Mức lương thấp bậc 1 cảu vị trí làm việc khai thác bình thường là 4.472.600 đồng/tháng. Thì đối với khai thái trong điều kiện lao động đặc biệt khó khăn sẽ bằng: 4.472.600 x 107% = 4.785.682 đồng/tháng
5.2 Cách ghi từ bậc 2 trở lên
Nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và động lực cho nhân viên có trình độ tốt về kỹ thuật, nghiệp vụ thì khoảng cách dao động giữa 2 bậc lương liền kề nhưng tối thiểu 5% so với mức lương trước đó.
Tuy nhiên, tùy vào từng cấp bậc của mỗi công việc có từng cấp độ từ khó đến trung bình mà thang bảng lương sẽ khác nhau để phù hợp với chức danh của công việc đó.
Khi thiết kế thang bảng lương cần chú ý đảm bảo các yếu tố:
+ Phải được công bố minh bạch trước phía người lao động khi tiến hành thực hiện và ký duyệt, tham khảo ý kiến của người lao động khi có bất kì sửa đổi nào liên quan.
+ Không phân biệt đối xử giới tính, dân tộc và sắc màu da. Đảm bảo bình đẳng cho người lao động, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn rõ rang để xếp lương cũng như điều kiện nâng bậc lương.
+ Theo định kỳ các Thang bảng lương phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung hợp lý với các điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng các quy định của pháp luật lao động. Bổ sung theo thường kỳ, cập nhật và thay đổi theo đúng quy định mới của nhà nước và điều kiện thích hợp của doanh nghiệp. Trong đó việc thiết kế thang bảng lương không quá phức tạp. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng bảng lương theo nhà nước quy định Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 90/2019/NĐ-CP và thang bảng lương phải được thiết kế theo từng vị trí làm việc của người lao động.
Hi vọng các thông tin về cách xây dựng thang bảng lương năm 2022 cho doanh nghiệp trong bài viết là thông tin hữu ích giúp bạn thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền lương nhanh chóng, chính xác. Bạn cần giải đáp các câu hỏi nghiệp vụ, đừng quên ghé thăm và để lại câu hỏi trong Cộng Đồng Làm Kế Toán của chúng tôi, đội ngũ hỗ trợ sẽ giúp bạn được giải đáp chuyên sâu. Chúc bạn hoàn thành tốt công việc được giao 1 cách xuất sắc.
Anh chị ơi cho em hỏi chút
Có một chị nhờ công ty em đóng dấu bảng lương để vay ngân hàng, vậy có ảnh hưởng gì đến thuế công ty em ko ạ
Chị ấy ko là nhân viên công ty em
Và mức lương đóng tối đa là bn vậy ạ
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Trường hợp này sẽ không ảnh hưởng gì tới thuế của công ty của bạn, người ta đóng dấu chứng thực họ có thu nhập vậy để họ vay tín chấp ngân hàng thôi nhé!
Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!