Kế toán tài chính là gì và những công việc mà kế toán tài chính phải làm

Kế toán tài chính là một cụm từ rất quen thuộc đối với dân kế toán. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ kế toán tài chính là gì và những công việc mà kế toán tài chính phải làm chưa? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

kế toán tài chính
Kế toán tài chính

1. Hiểu hơn về kế toán tài chính 

Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin phục vụ đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính. Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.

Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

Mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

Nguyên tắc cung cấp thông tin: Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm.

tính bắt buộc theo luật định: Có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).

2. Đặc trưng – đặc điểm

– Đảm bảo tính khách quan, chính xác – có thể kiểm tra được

– Chủ yếu dùng thước đo giá trị để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

– Báo cáo của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động cùa doanh nghiệp trong một thời ký báo cáo của kế toán tài chính 

– Việc cung cấp thông tin mang tính chất định kỳ với hệ thống các báo cáo tài chính như:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo giải trình các báo cáo tài chính 

– Tính pháp lệnh – nghĩa là được tổ chức ở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân thủ các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận.

– Tính thống nhất kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia.

– Thông tin kế toán tài chính cung cấp: là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy ra mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị..

=>> Kế toán tài chính đáp ứng nhu cầu quản trị tài chính, quản trị kinh doanh của các nhà quản lý doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu phân tích, đánh giá & ra các quyết định của các nhà đầu tư đối với DN cũng như nhu cầu quản lý nhà nước về tài chính và kinh doanh trên tầm vĩ mô.

3. Kỳ của kế toán tài chính 

Đối với chu kỳ kế toán của Việt Nam bao gồm các kỳ kế toán chính như kỳ kế toán năm; kỳ kế toán quý và kỳ kế toán tháng.

+ Kỳ kế toán năm: bao gồm 12 tháng tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

+ Kỳ kế toán quý: tính theo năm dương lịch được chia thành 4 quý; và mỗi quý gồm có 3 tháng ví dụ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3; và tiếp tục như vậy cho đến hết quý 4 hay hết tháng 12.

+ Kỳ tính thuế tháng: là một kỳ tính thuế theo tháng bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đến ngày cuối cùng của tháng đó.

+ Kỳ kế toán của một đơn vị mới thành lập được quy định như sau.

Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm; kỳ kế toán quý và ký kế toán tháng vẫn áp dụng như trên.

+ Đơn vị kế toán khi chia tách, hợp nhất hay chuyển đổi quyền sở hữu; hay chấm dứt hoạt động kinh doanh; thì kỳ kế toán cuối cùng được xác định từ ngày đầu tiên khi ký quyết định.

4. Những công việc của kế toán tài chính

Khi được phân công làm việc thì kế toán tài chính phải thực hiện các công việc chi tiết như sau:

Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. 

Đối với kế toán chi tiết thì phải thu thập xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo đối tượng kế toán cụ thể theo từng đơn vị. Công việc của một kế toán chi tiết là làm minh họa cho kế toán tổng hợp, số liệu mà một kế toán chi tiết tổng hợp được phải bằng đúng số liệu kế toán tổng hợp trong cùng một kỳ kế toán.

*Trình tự công việc của một bộ phận kế toán trong Doanh nghiệp

(1) Quý I đầu năm kế toán doanh nghiệp 

  • Nộp tiền thuế môn bài đầu năm (chậm nhất ngày 31/01).
  • Nếu công ty có thay đổi vốn thì hạn nộp là ngày 31/12 năm thay đổi vốn.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT và TNDN tháng 12 hoặc quý IV năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề.
  • Thực hiện và nộp các báo cáo như báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề.

(2) Công việc phải làm hằng ngày của kế toán doanh nghiệp

Hằng ngày, kế toán trong doanh nghiệp sẽ thường hay làm những công việc sau đây:

  • Ghi chép, xử lí và lưu trữ các thông tin trên hóa đơn, chứng từ phát sinh.
  • Lập các phiếu thu, phiếu chi cần thiết trong ngày.
  • Nếu phát sinh hóa đơn GTGT viết sai thì kế toán sẽ xử lý theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
  • Lập các sổ quỹ, sổ tiền gửi,…
  • Lập các báo cáo khi kế toán trưởng yêu cầu.
  • Nếu có làm công nợ thì gọi điện cho khách hàng thu nợ.
  • Làm các công việc được giao khác.

(3) Công việc hằng tháng

  • Lập tời khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Nếu tháng đó có phát sinh hóa đơn thì kế toán có thể kê trong tháng hoặc kê trong năm trước khi cơ quan thuế kiểm tra.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu DN làm hóa đơn giấy).
  • Tính lại giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
  • Tính lương, bảo hiểm, phụ cấp cho người lao động.
  • Lập các báo cáo cho giám đốc.
  • Lưu lại thông tin các loại sổ sách hàng tháng.

(4) Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT
  • Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN
  • Làm báo cáo sử dụng hóa đơn
  • Lập tờ khai thuế TNCN

(5) Công việc cuối năm

  • Làm quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm.
  • Làm cáo thuế cuối năm và làm cho quý 4
  • Lập các bảng kiểm tra lại quỹ tiền mặt, kho hàng, tài sản và công nợ.
  • Thực hiện lập các sổ sách kế toán, đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Lập các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ.
  • Lưu trữ lại chứng từ và sổ sách kế toán.

=>> Giai đoạn cuối năm sẽ là giai đoạn mà kế toán bận nhất, đặc biệt là sau khi quý 4 kết thúc, thì lúc này kế toán sẽ phải làm rất nhiều việc. Từ việc giải quyết các vấn đề quý 4 cho đến việc thực hiện các BCTC, lập bảng cân đối kế toán cũng như làm các báo cáo thuế để cung cấp cho cơ quan thuế vào cuối quý 1 của năm sau.

=>> Cần phải giải quyết các công việc nội bộ như làm kế toán nội bộ, chốt lại các vấn đề về doanh thu, lãi lỗ cho công ty để công ty có cái nhìn chính xác hơn. Từ đó mà đưa ra những định hướng cho tình hình của năm sau ra sao, các bước phát triển cho năm tới.

Trên đây là mô tả chi tiết về kế toán tài chính. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...