Xử lý các lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc mới nhất hay gặp phải

Lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc | Việc đăng ký mã số thuế người phụ thuộc có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Nhưng trong khi đăng ký không phải lúc nào cũng thành công, sẽ có những trường hợp không đăng ký được. Vậy khi gặp những tình huống như thế thì kế toán xử lý thế nào. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn về các trường hợp qua bài viết ngay dưới đây.

lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc
Xử lý các lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc mới nhất hay gặp phải

XEM THÊM:

Cách giải quyết việc bị đăng ký trộm mã số thuế cá nhân?

Cách Đăng ký và Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

1. Cách đăng ký mã số thuế người phụ thuộc trên phần mềm HTKK

Việc đăng ký mã số thuế người phụ thuộc gồm các bước chính:

Bước 1: Kê khai thông tin người phụ thuộc vào mẫu 02TH – HTKK (phiên bản mới nhất)

– Chọn mục Thuế thu nhập cá nhân

– Chọn Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

– Điền các thông tin cần thiết vào mẫu 02TH

Bước 2: Kết xuất file XML để gửi qua mạng

Bước 3: Cắm chữ ký số và gửi qua mạng (như gửi tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý)

2. Xử lý các lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc mới nhất hay gặp phải

Kết quả sẽ được gửi về mail của Người nộp thuế hoặc cơ quan chi trả thu nhập (nơi đăng ký mã số thuế NPT)

Hình ảnh minh họa: Ví dụ 1:

lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc
Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

2.1 Nếu kết quả trả về ở cột Ghi chú cuối cùng là Thành công

Thì việc đăng ký Mã số thuế người phụ thuộc là thành công

Như ở ví dụ 1: Người nộp thuế Nguyễn Thị Vân có Mã số thuế TNCN là: 8101304947, đã đăng ký thành công cho người phụ thuộc là Con Vũ Bảo Điệp có mã số thuế NPT là: 8640304716

2.2 Nếu đăng ký mã số thuế người phụ thuộc bị trùng CMND

Kết quả trả về “Kiểm tra  nghiệp vụ có lỗi: Trùng số chứng minh thư nhân dân với MST/NPT…… có tên…..

Trường hợp này thì: Người phụ thuộc đã có MST, thì lấy luôn mã số thuế đó để nhập vào Mã số thuế của người phụ thuộc

Như ví dụ hình bên dưới: anh Nguyễn Công Đức là người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc là Bố đẻ Nguyễn Công . Khi đăng ký thì nhận được kết quả trả về như sau: Như vậy Ông Nguyễn Công  có mã số người phụ thuộc là: 8322524362

đăng ký mã số thuế người phụ thuộc mới nhất
Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc bị trùng CMND

2.3 Nếu đăng ký mã số thuế người phụ thuộc bị trùng giấy tờ tùy thân

Kết quả trả về “Kiểm tra nghiệp vụ có lỗi: Trùng thông tin giấy tờ tùy thân với MST ……..

Trường hợp này, Người phụ thuộc đã được Người nộp thuế khác đăng ký giảm trừ. Các bạn cần liên hệ với các bộ phòng quản lý thuế Thu nhập cá nhân chuyên quản của công ty để hỏi xem ai đã đăng ký người phụ thuộc này rồi. Sau đó có hướng giải quyết.

– Trường hợp, người nộp thuế kia trong năm quyết toán thuế chưa đến mức phải nộp thuế

TNCN, thì họ sẽ làm thủ tục cắt giảm người phụ thuộc. Sau đó bên mình sẽ đăng ký lại người phụ thuộc này

– Trường hợp, người nộp thuế kia họ không cắt giảm người phụ thuộc đó, thì bên mình sẽ không đăng ký (không tính) người phụ thuộc này nữa. Để tránh trường hợp, trong một năm tính thuế, một người phụ thuộc đăng ký giảm trừ cho 2 người nộp thuế.

Như hình minh họa bên dưới:

đăng ký mã số thuế người phụ thuộc mới nhất
Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc bị trùng giấy tờ tùy thân

2.4 Nếu kết quả trả về “Kiểm tra nghiệp vụ có lỗi: NNT kê khai không tồn tại/ trạng thái không hoạt động

Trường hợp này, trước kia người nộp thuế đã có mã số thuế người phụ thuộc (tức là người này trước kia được đăng ký là người phụ thuộc cho một người nộp thuế khác)

Trường hợp này,

–  NNT làm tờ khai mẫu 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC

– Đơn đề nghị chuyển từ MST người phụ thuộc sang MST người nộp thuế

Ví dụ: Năm 2015, Ông A  là NNT đăng ký mã số thuế người phụ thuộc cho con gái là chị B. Đến năm 2018, chị B đi làm, và cuối năm quyết toán thuế với tư cách là NNT. Chị B muốn đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho con trai là Cháu D.

Như vậy, nếu chị B đăng ký, thì sẽ nhận được kết quả trả về như sau:

lỗi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc
Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc bị lỗi

XEM THÊM: Các Khóa học Kế toán Online tại Việt Hưng

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn xử lý các tình huống gặp phải khi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc. Nếu có gì vướng mắc gì về khóa học kế toán Online, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn cụ thể.

Có 11 bình luận

  1. Đặng Linh đã viết:

    Cá nhân có một mã số thuế được cấp theo Chứng minh nhân dân 9 số và một mã số thuế cấp theo Chứng minh nhân dân 12 số/căn cước công dân. trường hợp này thì phải xử lý thế nào?

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

      Trường hợp này bạn mang CCCD ra cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mã số thuế thứ hai để cơ quan thuế thực hiện thu hồi mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc nhé

      Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

  2. Ngọc Duyên đã viết:

    Trường hợp công ty đăng ký NPT cho NLĐ từ tháng 02/2022 đến tháng 12/2022 nhưng đến tháng 9/2022 NPT mới đủ điều kiện đăng ký. Nhưng do cty đk vào tháng 12/2022 nên NLĐ vẫn đóng thuế đầy đủ (không tính giảm trừ từ tháng 02/2022 – 11/2022).
    Trong trường hợp trên thì có được tính giảm trừ NPT từ tháng đủ điều kiện k ạ? Và nếu NLĐ tự quyết toán thuế và không kê khai NPT thì có được không ạ?

  3. Anh Thy đã viết:

    Trường hợp nhập CCCD của người nộp thuế nhập nhầm thành CCCD của NPT thì mình xử lý như thế nào ạ?

  4. đỗ thị thu đã viết:

    em đăng ký người phụ thuộc đã có MST của NPT rồi ( do chuyển từ cty này sang cty khác) mà thuế họ gửi lỗi như sau:
    Kiểm tra nghiệp vụ có lỗi: Không tồn tại quan hệ với NNT
    Xin hỏi anh chị lỗi này là thế nào và xử lý tn ạ

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Lỗi “Không tồn tại quan hệ với người nộp thuế” thường xuất hiện khi hệ thống Thuế không nhận diện được mối quan hệ giữa người nộp thuế và người phụ thuộc trong dữ liệu quản lý. Điều này có thể xảy ra vì một trong những lý do sau:
      1. Thông tin chưa được cập nhật: Khi chuyển công ty, thông tin về người phụ thuộc của bạn có thể chưa được cập nhật chính xác trong hệ thống thuế của công ty mới. Hệ thống vẫn chưa nhận diện được người phụ thuộc của bạn tại công ty mới.
      2. Sai thông tin mối quan hệ: Có thể thông tin về mối quan hệ giữa bạn và người phụ thuộc (ví dụ như cha, mẹ, con cái) đã bị nhập sai hoặc chưa được khai báo đầy đủ.

      CÁCH XỦ LÝ:
      – Liên hệ với cơ quan Thuế: Hãy liên hệ với cơ quan Thuế để kiểm tra xem thông tin người phụ thuộc của bạn đã được cập nhật đúng chưa và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc khắc phục lỗi này.
      – Cập nhật thông tin người phụ thuộc qua công ty mới: Đảm bảo rằng công ty mới của bạn đã gửi đầy đủ và chính xác thông tin về người phụ thuộc lên cơ quan Thuế, bao gồm mã số thuế của người phụ thuộc và mối quan hệ giữa hai bên.
      – Kiểm tra thông tin kê khai: Đảm bảo rằng tất cả thông tin về người phụ thuộc (họ tên, ngày sinh, mã số thuế, quan hệ với người nộp thuế) đã được kê khai chính xác và khớp với dữ liệu trong hệ thống Thuế BẠN NHÉ.

    • Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Lỗi “Cấp mã không thành công: Cơ quan chi trả không hoạt động” có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

      1. Cơ quan chi trả không hoạt động: Điều này có thể xảy ra nếu cơ quan, tổ chức mà bạn khai báo là đơn vị chi trả thu nhập cho người phụ thuộc không còn hoạt động, hoặc đã ngừng đăng ký, hoặc bị thay đổi trạng thái trong hệ thống của cơ quan thuế.

      2. Lỗi thông tin đăng ký cơ quan chi trả: Có thể bạn đã nhập sai thông tin về cơ quan chi trả, hoặc thông tin không khớp với dữ liệu hệ thống.

      Để giải quyết vấn đề này, bạn cần:

      – Kiểm tra lại thông tin cơ quan chi trả: Đảm bảo cơ quan chi trả là hợp lệ và đang hoạt động.
      – Cập nhật thông tin: Nếu cơ quan chi trả đã thay đổi trạng thái hoặc không còn hoạt động, bạn có thể cần cập nhật lại thông tin cho chính xác.
      – Liên hệ với cơ quan thuế: Nếu bạn không thể xác định nguyên nhân, bạn nên liên hệ với cơ quan thuế để được hỗ trợ kiểm tra lại thông tin và tình trạng hoạt động của cơ quan chi trả.

      • Kế Toán Việt Hưng đã viết:

        1. Xác định số dư đầu kỳ:
        TK 211 (TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN): 3.000.000 (dư Nợ)
        TK 214 (Khấu hao TSCĐ): 1.200.000 (dư Có)
        TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối): 1.800.000 (dư Có)

        2. Nhận quyết định giao dự toán (X):
        – Khi nhận quyết định giao dự toán kinh phí hoạt động tự chủ, cơ quan A sẽ nhận được một khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nếu là quyết định giao dự toán, bạn sẽ cần ghi nhận vào các tài khoản phù hợp, ví dụ:
        Nợ TK 111 (Tiền mặt) hoặc TK 112 (Tiền gửi ngân hàng) (Số tiền nhận).
        Có TK 411 (Nguồn kinh phí cấp) hoặc TK 334 (Phải trả, phải nộp).
        – Ghi nhận:
        Nợ TK 111/112: Số tiền thực tế nhận từ NSNN.
        Có TK 411: Số tiền giao dự toán

        3. Điều chỉnh TSCĐ:
        Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến TSCĐ (mua sắm mới, thanh lý, điều chuyển, v.v.), sẽ cần điều chỉnh vào các tài khoản liên quan:
        TK 211 (TSCĐ): Ghi nhận giá trị tăng thêm khi mua sắm TSCĐ hoặc giá trị giảm khi thanh lý.
        TK 214 (Khấu hao): Điều chỉnh số khấu hao nếu có thay đổi về TSCĐ.

        4. Sử dụng kinh phí (chi phí hoạt động):
        Khi sử dụng kinh phí từ NSNN để chi trả cho hoạt động của đơn vị, bạn sẽ ghi nhận vào các tài khoản chi phí:
        Nợ TK 641/642/643 (chi phí hoạt động) hoặc các tài khoản chi phí khác nếu có.
        Có TK 111/112 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) hoặc TK 331 (Phải trả người bán) nếu thanh toán chậm.

        5. Lập báo cáo tài chính:
        Cuối cùng, đơn vị sẽ lập báo cáo tài chính (bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán) để thể hiện kết quả hoạt động của mình. Báo cáo này sẽ thể hiện các khoản thu, chi và tình hình tài chính của đơn vị trong kỳ.

  5. Phan Hiên đã viết:

    Báo giảm người phụ thuộc, kết quả trả về ở ghi chú mục II là : Cấp mã số thuế thành công, ở ghi chú mục I là : Kiểm tra nghiệp vụ có lỗi : NNT kê khai không tồn tại/ trạng thái không hoạt động. Như vậy có báo giảm người phụ thuộc thành công ko ạ

    • Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Kết quả bạn nhận được khi báo giảm người phụ thuộc có hai thông báo:

      1. Mục II – Cấp mã số thuế thành công: Đây là thông báo xác nhận rằng hệ thống đã cấp mã số thuế cho người phụ thuộc mà bạn đã khai báo.

      2. Mục I – Kiểm tra nghiệp vụ có lỗi: NNT kê khai không tồn tại/trạng thái không hoạt động: Điều này chỉ ra rằng có một lỗi liên quan đến người nộp thuế (NNT) mà bạn đã khai báo, có thể là thông tin về NNT không chính xác hoặc người nộp thuế đó không còn hoạt động trong hệ thống (tình trạng “không hoạt động”).

      Do đó, mặc dù mã số thuế người phụ thuộc đã được cấp, nhưng lỗi trong mục I cho thấy có vấn đề với thông tin người nộp thuế. Bạn cần kiểm tra lại thông tin về người nộp thuế, xác định xem liệu người nộp thuế đó có đúng và đang ở trạng thái hoạt động hay không. Nếu tình trạng NNT không đúng, bạn sẽ cần điều chỉnh lại thông tin để việc báo giảm người phụ thuộc thành công hoàn toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *