Cách lập tờ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Việc kê khai thuế GTGT là 1 trong những công việc quan trọng của kế toán khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp. Tuỳ phương pháp kê khai, cách thực hiện cũng sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn cách lập tờ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cùng tìm hiểu nhé!

Trước khi tìm hiểu cách kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, bạn cần hiểu thế nào là tờ khai thuế GTGT. Đây là loại tờ khai dành cho doanh nghiệp đang tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp nào áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?

Theo Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Căn cứ kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng

Căn cứ Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý

Căn cứ Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

1. Tiêu chí khai thuế theo quý

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau:

b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý

a) Người nộp thuế đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.

b) Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý. Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.

c) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ tháng đầu của quý tiếp theo. Người nộp thuế không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó nhưng phải nộp Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.

d) Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số người nộp thuế đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định. Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.

Cách lập tờ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Vào HTKK -> Chọn MST công ty ví dụ: 0106145319 -> Đồng ý.

Chọn tờ khai 01/GTGT (TT 80/2021) -> Chọn tờ khai quý -> Đồng ý

TH1: Nếu quý 1/2022 Công ty bạn không phát sinh thuế 8% mà chỉ có mỗi loại thuế GTGT 10% thì bấm đồng ý để tiếp tục công việc kê khai mà không cần chọn thêm phụ lục gì khi kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu:

– Chỉ tiêu 21: Không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ: Bấm dấu X vào ô này – Ý nghĩa tức công ty bạn quý này không phát sinh mua vào bán ra – hay hiểu là bạn nộp tờ khai trắng.

– Chỉ tiêu 22: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: Nếu các quý trước bạn đã làm trên HTKK thì phần mềm sẽ tự động cập nhật sang.

Lưu ý: Nếu bạn làm mới tiếp nhận số liệu thì bạn căn cứ vào chỉ tiêu trên tờ khai cũ để đưa sang:

+ Nếu Căn cứ trên tờ khai quý trước còn số thuế GTGT được khấu trừ thì sẽ là số tiền chuyển sang chỉ tiêu 22 của quý này

+ Nếu căn cứ trên tờ khai quý trước mà phát chỉ tiêu 43 = 0, xuất hiện chỉ tiêu 40 phải đóng thuế, thì chỉ tiêu 22 quý này bằng 0.

– Chỉ tiêu 23: Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào

Trong đó:

Chỉ tiêu 23a: Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu: Tức trong chỉ tiêu 23 chứa chỉ tiêu 23a: Phân loại riêng hàng nhập khẩu.

– Chỉ tiêu 24: Tiền thuế GTGT đầu vào: Bao gồm cả thuế GTGT hàng hóa và dịch vụ trong nước + Nhập khẩu.

Trong đó chỉ tiêu 24a: Thuế GTGT hàng nhập khẩu – Tức trong chỉ tiêu 23 lấy ra tiền thuế GTGT của công hàng nhập khẩu.

– Chỉ tiêu 25: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ kỳ này:

Thông thường thì số thuế ở chỉ tiêu 25 = số thuế ở chỉ tiêu 24.

Trừ các trường hợp đặc biệt thì: Chỉ tiêu 24 bé hơn chỉ tiêu 25: Do một phần số thuế GTGT bị loại trừ: Đối với công ty vừa sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế.

– Chỉ tiêu 29: Hàng hóa bán ra chịu thuế 0%: hầu hết các sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất khẩu là chịu thuế 0%.

– Chỉ tiêu 30: Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế 5%

– Chỉ tiêu 31: Thuế GTGT của hàng hóa bán ra 5%

Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định 4 nhóm đối tượng được áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:

+ Hàng hóa dịch vụ dùng cho xuất khẩu ra nước ngoài;

+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt cho các công trình nước ngoài và khu phi thuế quan;

+ Vận tải quốc tế;

+ Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu.

– Chỉ tiêu 32: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%:

– Chỉ tiêu 33: Thuế GTGT tương ứng của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế 10%

2. Ví dụ cụ thể về cách kê khai thuế GTGT quý 1/2022

Công ty tại quý 1/2022 Có phát sinh số liệu như sau:

Chỉ tiêu 22: Số tiền 33.541.200

Chỉ tiêu 23: 1.556.333.927

Chỉ tiêu 24: 152.780.625

Chỉ tiêu 24a: 0 do không có hàng nhập khẩu

Chỉ tiêu 25: 152.780.625

Chỉ tiêu 32: 913.450.870

Chỉ tiêu 33: 91.345.087

Số thuế GTGT được khấu trừ = Chỉ tiêu 22 + Chỉ tiêu 25 = 33.541.200 + 152.780.625 = 186.321.825

Số thuế GTGT bán ra: 91.345.087

==> Số thuế GTGT được khấu trừ = 186.321.825 – 91.345.087 = 94.976.738

TH2: Nếu quý 1/2022 Công ty bạn vừa phát sinh thuế 8% vừa phát sinh thuế 10%. Ngoài tờ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chính bạn cần kê khai thêm phụ lục 43/2022/QH15.

Bằng cách nhấn thêm phụ lục -> chọn đến phụ lục 43/2022/QH 15 -> Đồng ý:

Theo bảng kê chi tiết doanh thu đầu ra gồm:

Ví dụ về kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Tổng hợp hoá đơn xuất áp dụng thuế 8%
Tổng hợp hoá đơn xuất áp dụng thuế 8%

Tổng hợp thuế 8%

Tổng doanh thu chịu thuế bao gồm cả 10% và 8%: 913.450.870 – thuế 10%: 91.345.087

Trong đó:

Doanh thu chịu thuế 8%: 120.891.560 thuế 9.671.325 – Tức thuế GTGT được giảm trừ là 2%: 2.417.831

Vậy số thuế GTGT đầu ra kỳ này: 91.345.087 – 2.417.831 = 88.927.256

Hình ảnh kê khai phụ lục 43/2022/QH15 về giảm thuế GTGT phải nộp
Hình ảnh kê khai phụ lục 43/2022/QH15 về giảm thuế GTGT phải nộp

Sang tờ khai chính số thuế ở chỉ tiêu 33 sẽ giảm đi 2.417.831 so với trường hợp 1.

Tờ khai chính số thuế ở chỉ tiêu 33

 

Khi cất tờ khai thuế GTGT có phụ lục 43/2022/QH15 này các chỉ tiêu nổi màu vàng không ảnh hưởng gì số liệu nên bạn cứ cất -> Xuất XML để nộp.

Nội dung bài viết về cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trên đây hi vọng đã giúp cho kế toán viên thành thạo hơn khi thực hiện kê khai thuế cho doanh nghiệp. Từ việc xác định phương pháp kê khai đến thực hiện khai thuế đều là những bước quan trọng để hoàn thành công việc của 1 kế toán thuế tại bất cứ doanh nghiệp nào. Hãy truy cập fanpage của chúng tôi để trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm kế toán hơn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...