Nghiệp vụ kế toán lương cơ bản và mức trích BHXH mới nhất 2019

Với 1 kế toán lương cho 1 doanh nghiệp, thì công việc hạch toán lương và bảo hiểm hết sức quan trọng và 1 điểm quan trọng nữa là cần nắm được mức trích bảo hiểm mới nhất để tiến hành hạch toán cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi năm mức trích bảo hiểm sẽ có sự thay đổi và cách hạch toán tiền lương cũng thay đổi theo. Để giúp bạn nắm rõ hơn hôm nay kế toán Việt Hưng xin chia sẽ cách hạch toán nghiệp vụ tiền lương và mức trích bảo hiểm mới nhất năm 2019 nhé.

Áp dụng thông tư:

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC.

nghiep-vu-ke-toan-luong-co-ban-va-muc-trich-bhxh-moi-nhat-2019 1

XEM THÊM

Những chia sẻ về kế toán tiền lương cho người mới vào nghề

Nhiệm vụ công việc chính của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

Tiền lương tháng thứ 13 có phải tính thuế TNCN không? Có được coi chi phí hợp lý không?

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả:

Các bạn cần phải xác định được chi tiết phần tiền lương đó sẽ trả cho bộ phận nào và doanh nghiệp bạn công tác sử dụng chế độ kế toán 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác nhé.

VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng tại kế toán việt hưng, Việt Hưng sử dụng chế độ kế toán theo TT 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421, cụ thể sẽ hạch toán như sau:

  • Nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang.
  • Nợ tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang.
  • Nợ tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Nợ tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công 6231.
  • Nợ tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung 6271.
  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng 6411.
  • Nợ tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng.
  • Nợ tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421.
  • Nợ tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

–         Có TK 334 –       Phải trả người lao động (3341, 3348).

Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương nhân viên.

Khi tiến hành tính trích các khoản Bảo hiểm, chi phí cố định trừ vào chi phí của doanh nghiệp. Kế toán lương phải chi tiết theo từng bộ phận như bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý…

  • Nợ tài khoản 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội x 23,5%.
  • Có tài khoản 3383 (BHXH) : Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 17,5%.
  • Có tài khoản 3384 (BHYT) : Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 3%.
  • Có tài khoản 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 1%.
  • Có tài khoản 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 2%.

Luy ý: Bao hiểm thất nghiệp.

– Nếu tính theo Thông tư 200 là: 3386.

– Nếu tính theo Thông tư 133 là: 3385.

Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên

  • Nợ tài khoản 334 : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%.
  • Có tài khoản 3383   :  Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 8%.
  • Có tài khoản 3384   :  Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 1,5%.
  • Có tài khoản 3386 hoặc tài khoản 3385 : Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 1%.
Khi nộp tiền bảo hiểm:
  • Nợ tài khoản 3383 : Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 25,5%).
  • Nợ tài khoản 3384 : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 4,5%).
  • Nợ tài khoản 3386 hoặc tài khoản 3385 : Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 2%).
  • Nợ tài khoản 3382 : Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 2%).
  • Có TK 1111, 1121  :   Tổng phải nộp (Tiền lương nhân viên tham gia BHXH x 34%).
Chi tiết cụ thể như sau:

– Phải nộp cho bên Cơ quan bảo hiểm là 32%.

– Phải nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2% .

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp nếu có

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trừ lương của nhân viên:

  • Nợ tài khoản 334 : Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ.

–          Có tài khoản 3335 : Thuế thu nhập cá nhân.

Khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân:

  • Nợ tài khoản 3335 : Số Thuế thu nhập cá nhân bắc buộc phải nộp.

–          Có tài khoản 1111, 1121.

Khi trả lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương

Khi thanh toán tiền lương nhân viên hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, cần ghi:

  • Nợ tài khoản 334: Phải trả người lao động
  • Có tài khoản 111, 112   : Số tiền phải trả

Chú ý: Bạn cần dựa vào Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên, phiếu chi lương để tiến hành hạch toán khi trả lương nhé.

Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

Nếu các sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT tính theo hình thức khấu trừ, kế toán tiền lương phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

  • Nợ tài khoản 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
  • Có tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
  • – Có tài khoản 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

Nếu trường hợp không thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo hình thức trực tiếp, kế toán tiền lương sẽ phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:

  • Nợ tài khoản 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
  •       Có tài khoản 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).

Khi thực hiện tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng

Khi kế toán xác định được số tiền thưởng trả nhân viên từ quỹ khen thưởng:

  • Nợ tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
  •    Có tài khoản 334 – Phải trả người lao động.

Khi tiến hành xuất quỹ chi trả tiền thưởng:

  • Nợ tài khoản 334 – Phải trả người lao động.
  • Có các tài khoản 111, 112,. . .

Khi tính tiền bảo hiểm xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn,. phải trả cho nhân viên

  • Nợ tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
  •      Có tài khoản 334 – Phải trả người lao động (3341).

Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH chi trả cho doanh nghiệp:

  • Nợ tài khoản 111, 112:
  •   Có tài khoản 3383.

Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên ở các trường hợp thai sản, ốm đau, tai nạn …:

  • Nợ tài khoản: 334.
  • Có tài khoản 111, 112.

Mức trích bảo hiểm xã hội mới nhất

Sau đây là mức trích bảo hiểm xã hội theo lương mới nhất năm 2019 và Kế Toán Việt Hứng đã tìm hiểu được:

Trách nhiệm đóng của các đối tượngTỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm xã hội
BHXHBH TNLĐ – Bệnh nghề nghiệpBHYTBHTNTổng cộng
Doanh nghiệp17%0,5%3%1%21,5%
Người lao động8%0%1,5%1%10,5%
Tổng    32%

Ngoài các loại bảo hiểm kể trên thì hàng tháng các doanh nghiệp còn phải đóng thêm kinh phí công đoàn là 2% đối với những doanh nghiệp có ít nhất từ 10 lao động trở lên.

Với những gì mà Kế Toán Việt Hưng chia sẽ ở trên hy vọng giúp bạn hiểu rõ việc hạch toán tiền lương và các khoản trích bảo hiểm mới nhất nhé. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc bạn thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *