Nhiệm vụ công việc chính của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

Trong các nghiệp vụ kế toán thì kế toán tiền lương đóng vai trò then chốt của doanh nghiệp, kế toán tiền lương đóng vai trò trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết kế toán lương như thế nào, và đảm nhận những phần công việc nào trong công ty bạn.

Thì hôm nay Kế Toán Việt Hưng với kinh nghiệm nhiều năm làm về kế toán lương xin chia sẽ cho bạn biết như thế nào là kế toán lương, công việc của kế toán lương phải làm doanh nghiệp, hãy đọc bài viết dươi đây để hiểu hơn nhé.

nhiem-vu-cong-viec-chinh-cua-ke-toan-tien-luong-trong-doanh-nghiep

Thế nào là kế toán tiền lương?

Kế toán lương tên tiếng anh là Paymaster Accountant là 1 bộ phận quan trọng đảm nhiệm công việc hạch toán tiền lương cho toàn bộ công ty dựa vào những tích chất sau:

  • Bảng châm công làm việc hay tăng ca của nhân viên
  • Bản theo dõi nhân viên đi công tác
  • Báo cáo làm thêm giờ
  • Hợp đồng lao động nhân viên, hợp đồng khoán ngoài nếu có
  • Bảng phụ cấp thêm cho nhân viên….

-> tiến hành làm bảng lương, mức lương cơ sở cố định, thanh toán lương cũng như đóng bảo biểm cho toàn bộ nhân viên trong công ty 1 cách chuẩn xác và hợp lý.

Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp khi tính lương bắc buộc phải đảm bảo sử chuẩn xác, hợp lý, đúng theo quy định cho nhân viên.

Bên cạnh đấy cần đảm bảo sự cân đối chi phí cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính và công việc của kế toán tiền lương

Quản lý, theo dõi việc chấm công hàng ngày của toàn bộ nhân viên công ty:

  • Thực hiện xây dựng bảng châm công riêng theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng mẫu chấm công có sẳn của doanh nghiệp
  • Vào mỗi ngày phải theo dõi, kiểm tra việc chấm công của nhân viên, phải đảm bảo nhân viên thực hiện châm công đầy đủ & chính xác nhất
  • Tiến hành ghi chép, phản ảnh đầy đủ, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện tại của lao động như sự biến động về cả số lương
  • Và chất lượng lao động, quá trình sử dụng lao động, kết quả làm việc và thời gian kết thúc hợp đồng của lao động
  • Sau đó sẽ báo cáo cho cấp trên và ghi sổ sách đầy đủ, chi tiết để có thể hạnh toán lương 1 cách chuẩn xác nhất

Quản lý việc tạm ưng lương của toàn bộ nhân viên.

  • Thực hiện xây dựng hệ thống các mức khi tạm ứng lương của nhân viên
  • Dựa trên %lương hàng tháng hay là giá trị riêng biệt của mỗi nhân viên của doanh nghiệp
  • Lập nhiều biểu mẫu tạm ứng lương, phiếu tạm ứng theo quy định hiền hành hay theo mẫu có sẵn của công ty
  • Tiếp nhận yêu cầu tạm ứng và tiến hành giải quyết yêu cầu tạm ứng của nhân viên
  • Kiểm tra thông tin chi tiết về những lần tạm ứng lương trong tháng của mỗi nhân viên của của toàn công ty

Quản lý các kỳ lương chính của nhân viên công ty

  • Xây dựng các kỳ tính lương của công ty theo các tiêu chí 

Như loại lương, cách tính giờ làm việc, ngày bắt đầu và ngày kết thúc của các kỳ lương.

  • Tính toán các khoản được giảm trừ và thu nhập cuối kỳ cho toàn bộ nhân viên công ty.

Làm hạch toán tiền lương và những khoản được trích theo lương.

  • Dựa vào thông tin lương, kỳ lương và bảng chấm công hàng ngày để xây dựng 1 bảng lương chi tiết cho mỗi nhân viên.
  • Rà soát toàn bộ giấy tờ liên quan đến việc nghỉ và các chế độ của nhân viên xem có trùng khớp với bảng chấm công.
  • Vào cuối tháng thực hiện việc tính lương cho toàn bộ nhân viên công ty dựa vào bảng chấm công hàng ngày, tiền thưởng

Và các khoản phủ cấp riêng cho nhân viên cùng với những khoản cần khấu trừ, tiền lương tạm ứng trong tháng.

  • các khoản phủ cấp riêng cho nhân viên cùng với những khoản cần khấu trừ, tiền lương tạm ứng trong tháng.
  • Hoàn thành bảng lương theo thời gian quy định rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám đông kiểm tra ký và phê duyệt đúng hạn.
  • Quản lý thêm những khoản thu nhập khác ngoài tiền lương để cuối năm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên.
  • Đúng ngày quy định công ty tiến hành phát lương cho nhân viên.
  • Tính toán cẩn thận, phân bổ chuẩn xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích bảo hiểm, chi phí cho công đoàn.

Các công việc khác của kế toán lương.

  • Hàng tháng làm báo cáo quyết toán thuế thu nhâp cá nhân , bảo hiểm theo quy định.
  • Hàng tháng làm báo cáo tiền tiền, bảo hiểm, phi cho công đoàn theo quy định của công ty.
  • Update thông tin nhân viên được thăng trức, tăng lương để áp dụng tính lương vào cuối tháng.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách và chế độ lao động cho nhân viên.
  • Phân tích sự biên động về lương của nhân viên, chất lượng lao động hiện tại và ý kiến đóng góp của các bộ phận liên quan.
  • Bảo quản, lưu trữ cẩn thận số liệu kế toán, sổ sách liên quan theo quy định của công ty.
  • Làm việc khác theo sự phân công cụ thể của cấp trên.

Trên đây là toàn bộ những gì về kế toán tiền lương trong công ty. Kế Toán Việt Hưng hy vọng có thể giúp bạn được phần nào hiểu rõ hơn về kế toán lương trong công ty. Chúc công ty bạn thành công và lớn mạnh!

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *