Trong mỗi doanh nghiệp thì việc quản lý tiền lương cho nhân viên là công việc cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được chính vì vậy mà kế toán tiền lương ra đời, những nhiều bạn lại đang có thắc mắc về nghệp vụ mà kế toán tiền lương phải làm ở doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn nữa ở bài viết say đây Kế Toán Việt Hưng xin cung cấp cho bạn những kiến thức về kế toán tiền lương, các nghiệp vụ mà kế toán tiền lương phải làm tại doanh nghiệp nhé.
1. Tìm hiểu khái niệm cơ bản
Kế toán tiền lương là 1 phần không thể tách rời trong kế toán trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoạt động có liên quan tới các khoan chi phí chi trả cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm các công việc cụ thể như:
- Quản lý công tác chấm công nhân viên.
- Quản lý việc tạm ứng của nhân viên.
- Quản lý lương chính và thực hiện hạch toán tiền lương.
- Tiến hành tính lương, nhưng khoản chi phí trích theo lương và các công việc khác đã được phân công.
- Tính lương cho người lao động 1 cách chuẩn xác và hợp lý nhất.
- Cân đối các chi phí chi trả cho người lao động cũng với những chi phí khác của doanh nghiệp, để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn nằm trong mức hợp lý.
2. Những nghiệp vụ cơ bản
2.1. Nghiệp vụ tính lương cho người lao động.
Công việc tính lương doanh nghiệp phải trả cho người lao động, kế toán tiền lương phải làm định kỳ mỗi tháng. Chi phí tiền lương được hạch toán vào TK 334 – Chi phí phải trả người lao động.
- Nợ Tài khoản 154.
- Nợ Tài khoản 622.
- Nợ Tài khoản 6321.
- Nợ Tài khoản 6422.
- Có Tài khoản 334.
2.2. Nghiệp vụ trích các khoản theo lương.
Bên cạch chi phí tiền lương người lao động, kế toán tiền lương cũng phải trích các các khoản theo lương đúng với quy định của nhà nước. Dách sách các khoản được trích theo lương gồm có: Bảo hiểm Xã Hội, Y tế, Thất nghiệp cuối cùng là chi phí công đoàn. Với mỗi chi phí đã được quy định 1 tỷ lệ trích riêng theo quy định của pháp luật nhà nước.
- Nợ Tài khoản 6422: phần mày doanh nghiệp chịu toàn bộ.
- Có Tài khoản 3382: trích 2% kinh phí công đoàn.
- Có Tài khoản 3383: trích 18% bảo hiểm xã hội.
- Có Tài khoản 3384: trích 3% bảo hiển y tế.
- Có Tài khoản 3389: trích 1% bảo hiểm thất nghiệp.
2.3. Nghiệp vụ trích bảo hiểm theo quy định và tiền lương của người lao động tại doanh nghiệp.
Ngoài những khoản trích , bảo hiểm do doanh nghiệp chịu, thì kế toán tiền lương cũng tiến hành hạch toán nghiệp vụ trích các loại bải hiểm, trừ trực tiếp vào tiền lương người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Nợ Tài khoản 334: khoản này người lao động chịu.
- Có Tài khoản 3384: trích 8% bảo hiểm xã hội.
- Có Tài khoản 3384: trích 1,5% bảo hiểm y tế.
- Có Tài Khoản 3389: trích 1 % bảo hiểm thất nghiệp.
2.4. Nghiệp vụ nộp các loại bảo hiểm theo quý định pháp luật.
Sauk hi hoàn thành nghiệp vụ trích khấu hao theo lương thì kế toán tiền lương sẽ bắt đầu tiến hành nộp các loại bảo hiểm và hạch toán theo dưới đây.
- Nợ Tài khoản 3382: 2% kinh phi công đoàn.
- Nợ Tài khoản 3383: 26% bảo hiểm xã hội.
- Nợ Tài khoản 3384: 4,5% bảo hiểm y tế.
- Nợ Tài khoản 3389: 2% bảo hiểm thất nghiệp.
- Có Tài khoản 112: 34,5%.
2.5. Cuối cùng là các nghiệp vụ sau
Tính thuế thu nhập các nhân:
- Nợ Tài khoản 334.
- Có Tài khoản 3335.
Nộp thuế thu nhập các nhân.
- Nợ Tài khoản 3335.
- Có Tài khoản 111 và 112.
Thanh toán tiền lương cho người lao động.
- Nợ Tài khoản 334.
- Có Tài khoản 111 và 112.
Nộp bảo hiểm cho cơ quan bảo biểm.
- Nợ Tài khoản 3383, 3384 và 3389.
- Có Tài khoản 111 và 112.
Nộp kinh phí công đoàn lên sở lao động.
- Nợ Tài khoản 3382.
- Có Tài khoản 111 và 112.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của kế toán Việt Hưng, với những gì ở trên đây chúng tôi hy vọng bạn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ phải làm của 1 kế toán tiền lương cho doanh nghiệp. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.Chúc bạn may mắn và thành công.
.