Nội dung bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem hàng bán bị trả lại hạch toán như thế nào theo quyết định 48
Trước khi bắt đầu nội dung của bài viết này Lamketoan.vn muốn các bạn phải hiểu được các công việc của kế toán thương mại dịch vụ cũng như Hạch toán giảm giá hàng bán theo thông tư 64/2013 mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó
1. Hàng bán bị trả lại là gì
+ Hàng hóa bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã xác định doanh thu và chi phí giá vốn, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như : Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại đối với bên bán sẽ là khoản giảm doanh thu của doanh nghiệp
+ Ngoài ra còn có các khoản làm giảm trừ doanh thu khác như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán….
+ Để xử lý số hàng hóa này, doanh nghiệp có thể chấp nhận bán giảm giá hoặc sửa chữa, gia công lại rồi bán.
2. Hạch toán hàng bán bị trả lại
2.1. Bên bán
+ Khi bán hàng
- Kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng số tiền thu được
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 33311 : Số thuế GTGT hàng bán
- Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn của lô hàng
Có TK 155, 156, 157: Trị giá hàng hóa xuất bán
+ Khi nhận được hóa đơn trả lại hàng của khách hàng:
- Hạch toán phần giảm doanh thu
Nợ TK 5212 (QĐ 48 dùng TK này)
Nợ TK 33311 : Giá trị thuế giảm đi
Có TK 131, 111, 112 : Phần tiền phải trả lại khách hoặc đối trừ công nợ
- Giá trị hàng bị trả lại nhập kho
Nợ TK : 155, 1561: Giá trị hàng hóa bị trả lại
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu
Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại theo QĐ 48
2.2. Tại Bên mua
+ Bên mua là doanh nghiệp có hóa đơn thì khi xuất hàng trả lại cho nhà cung cấp thì phải xuất hóa đơn trả lại hàng mua
+ Nếu bên mua là cá nhân thì phải có Biên bản ký kết với bên bán về số lượng, giá trị hàng bán bị trả lại.
– Khi mua hàng của nhà cung cấp
Nợ TK 152, 154, 155, 1561, 152: Giá trị mua vào.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112: Nếu đã thanh toán
Có TK 331: Nếu chưa thanh toán.
– Khi trả lại hàng cho nhà cung cấp
Nợ TK 111,112: Nhận lại tiền
Nợ TK 331: Ghi giảm công nợ phải trả nhà CC
Có TK 152, 154, 155, 1561: Ghi giảm giá trị lô hàng chưa VAT
Có TK 1331: Ghi giảm VAT được khấu trừ
Trước khi đi vào 1 ví dụ cụ thể, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này vui lòng tham khảo Khóa học thực hành kế toán tổng hợp thương mại dịch vụ của Lamketoan.vn. Trong khóa học này sẽ có đầy đủ các kiến thức quan trọng giúp bạn thuận lọi hơn trong công việc kế toán.
3. Ví dụ
Bán 1 lô hàng hóa trị giá 200.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền, giá vốn 180.000.000đ, Do hàng hóa không đúng theo yêu cầu nên khách hàng xuất hóa đơn trả lại 50% giá trị lô hàng trên. Chúng ta sẽ hạch toán hàng bán bị trả lại như sau:
a. Bên bán
- Khi xuất hàng bán:
+ Bút toán ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131 : 220.000.000
Có TK 511 : 200.000.000
Có TK 33311 : 20.000.000
+ Bút toán ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632 :180.000.000
Có TK 156 :180.000.000
- Khi nhận được hóa đơn và số hàng bị trả lại
+ Hạch toán giảm doanh thu:
Nợ TK 5212 :100.000.000
Nợ TK 33311 : 10.000.000
Có TK 131 : 110.000.000
+ Hạch toán hàng trả lại nhập kho:
Nợ TK 1561 : 90.000.000
Có TK 632 : 90.000.000
b. Bên mua hàng
+ Khi nhận hàng mua về nhập kho
Nợ TK 1561 : 200.000.000
Nợ TK 1331 : 20.000.000
Nợ TK 331 : 220.000.000
+ Khi trả lại hàng cho nhà cung cấp
Nợ TK 331: 110.000.000
Có TK 1561: 100.000.000
Có TK 1331: 10.000.000
Chúc các bạn thành công. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu cảm thấy hữu ích các bạn nhé!