3 rủi ro về hóa đơn thuế GTGT mà doanh nghiệp cần chú ý

Hoá đơn thuế GTGT là 1 phần không thể thiếu tại các doanh nghiệp. Vậy nhưng rủi ro về hoá đơn thuế GTGT theo Công văn 1873/TCT-TTKT chi tiết như thế nào. Xem bài phân tích dưới đây của Kế Toán Việt Hưng ngay để hiểu rõ hơn và tránh sai phạm không mong muốn nhé!

Trước hết chúng ta cần nhìn nhận tổng quát mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi có hoạt động mua bán và sử dụng hóa đơn GTGT không hợp lệ.

Đối với hoạt động mua hàng hóa dịch vụ không có đủ hóa đơn chứng từ, nội dung chứng từ không phù hợp, thiếu chặt chẽ và đặc biệt là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì cơ quan thuế có quyền loại các chi phí liên quan.

Khi đó doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những biện pháp xử phạt như sau: 

– Truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt chậm nộp thuế tính từ kỳ phát sinh chi phí đến ngày cơ quan thuế thanh tra theo lãi suất 0,03%/ngày (đối với số tiền chậm nộp thuế trước ngày 01/07/2016 lãi suất 0,05%/ngày).

– Phạt khai sai: Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định (Theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

– Nếu dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 – 3 lần số thuế trốn (Theo Điều 17 Nghị định 125/2020)

Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để tránh những rủi ro về thuế đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ? Sau đây là các cách để nhận diện rủi ro hóa đơn đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ.

3 rủi ro về hóa đơn thuế GTGT

1. Hóa đơn của doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế

Nếu có giao dịch mua bán và sử dụng hóa đơn  của các công ty thuộc diện rủi ro cao về thuế thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro rất lớn về hóa đơn không hợp pháp, hợp lệ. Tổng cục thuế đã chỉ ra 25 dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT tại Công văn 1873/TCT-TTKT ngày 01/06/2022. 

==> Vì vậy doanh nghiệp cần tra cứu mã số thuế người bán để kiểm tra tình trạng hoạt động và cần dựa vào danh sách doanh nghiệp đó có thuộc diện rủi ro cao về thuế hay không hoặc yêu cầu cung cấp hồ sơ năng lực để nhận diện đánh giá mức độ rủi ro cao về thuế của đối tác trước khi chính thức giao dịch. 

Vào ngày 15 hàng tháng, cục trưởng cục thuế sẽ ban hành quyết định kèm theo danh sách DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành.

Danh sách DN rủi ro cao về thuế
Danh sách DN rủi ro cao về thuế

Truy cập vào website tra cứu thông tin hóa đơn, chọn mục “doanh nghiệp rủi ro cao về thuế” để kiểm tra thông tin chi tiết.

Website tra cứu hóa đơn điện tử
Website tra cứu hóa đơn điện tử

2. Hóa đơn của doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn mà vẫn xuất hóa đơn cho khách hàng thì hành vi đó được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Hóa đơn xuất trong thời gian bị cưỡng chế thì hóa đơn đó được coi là hóa đơn bất hợp pháp. Doanh nghiệp cần phải thực hiện tra cứu giá trị sử dụng hóa đơn trên website tra cứu thông tin hóa đơn.

Tra cứu giá trị sử dụng hóa đơn để xác định rủi ro về hoá đơn thuế GTGT
Tra cứu giá trị sử dụng hóa đơn để xác định rủi ro về hoá đơn thuế GTGT

3. Hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn

Sử dụng hóa đơn hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn là một trong các trường hợp có thể bị kết luận là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Theo Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ áp dụng tại 57 tỉnh thành và theo thông tư 78 hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế chính thức sẽ được áp dụng trên toàn quốc trước ngày 01/07/2022, việc đăng ký phát hành, khởi tạo hóa đơn được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thuế. Doanh nghiệp nên ưu tiên cho việc mua bán hàng hóa dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đảm bảo minh bạch tài chính, hạn chế rủi ro về hóa đơn. 

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu hóa đơn tại website https://hoadondientu.gdt.gov.vn hoặc sử dụng các trang web kiểm tra hóa đơn dạng xml một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Tra cứu DN bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn
Tra cứu DN bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn

Hi vọng bài viết về 3 rủi ro về hóa đơn thuế GTGT trên đây đã giúp cho anh chị em nhà kế am hiểu hơn những vấn đề liên quan, áp dụng đúng các văn bản theo quy định cho doanh nghiệp. Rất nhiều thông tin hữu ích luôn được cập nhật hàng ngày trên fanpage, truy cập ngay để không bỏ lỡ nhé!

Có 2 bình luận

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

      Trường hợp này bạn có thể xóa hóa đơn đó đi lập lại hóa đơn khác thông tin y hệt xem thế nào! Nếu không được thì liên hệ nhà cung cấp xem hóa đơn đó bị lỗi gì họ giải quyết cho nhé!

      Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *