Hạch toán lương trong Công ty xây dựng theo Thông tư 200
Chi phí tiền lương là một khoản mục chi phí chiếm tỷ lệ khá cao trong các Doanh nghiệp xây dựng. Để hạch toán chính xác nghiệp vụ kế toán tiền lương đòi hỏi kế toán phải nắm rõ hoạt động của công ty, chi tiết tiền lương ở từng bộ phận như công nhân thi công công trình, công nhân kỹ thuật, máy móc…
Tham khảo:
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Các cách tính lương và Hình thức trả lương trong Doanh nghiệp
Công việc của kế toán tiền lương
Các bút toán hạch toán chi phí lương ở Doanh nghiệp xây dựng áp dụng theo Thông tư 200/TT – BTC cụ thể như sau:
I, Trích lương cho các bộ phận
1. Trích lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334
2. Trích lương phải trả cho bộ phận lái máy
Nợ TK 6231
Có TK 334
3. Trích tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334
4. Trích tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý
Nợ TK 642
Có TK 334
II, Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có)
1. Trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí QLDN
Nợ TK 622, 6231, 627, 642
Có TK 3383 (18%)
Có TK 3384 (3%)
Có TK 3389 (1%)
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN vào tiền lương của công nhân
Nợ TK 334
Có TK 3383 (8%)
Có TK 3384 (1,5%)
Có TK 3389 (1%)
Có TK 3335: Thuế TNDN (nếu có)
III, Chi lương
Tiền lương = Dư Có TK 334 – Dư Nợ TK 334 = (1)
Nợ TK 334 : (1)
Có TK 111, 112 : (1)
IV, Chi các khoản Bảo hiểm
Để chi các khoản Bảo hiểm, kế toán cộng các khoản Bảo hiểm tương ứng của phần tính vào chi phí QLDN và phần tính vào tiền lương của công nhân cụ thể:
Nợ TK 3383: 26%
Nợ TK 3384: 4,5%
Nợ TK 3389: 2%
Có TK 111,112: 32,5%
Lưu ý: Thực tế các Doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thường không có KPCĐ.
Trong trường hợp có KPCĐ kế toán trích TK 3382 (2%) vào CP QLDN.