Tìm hiểu công việc của kế toán tổng hợp xây dựng

Kế toán xây dựng về hoạt động xây lắp có gì khác so với kế toán doanh nghiệp xây dựng? Nhiệm vụ và công việc của kế toán xây dựng về hoạt động xây lắp là gì? Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu vấn đề qua bài viết ngay sau đây.

kế toán xây dựng
Tìm hiểu kế toán xây dựng về hoạt động xây lắp

Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh. Gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước.  Doanh nghiệp xây lắp thường được gọi là nhà thầu.

1. Thế nào là hoạt động kế toán xây lắp?

Sản xuất xây lắp: là hoạt động xây dựng mới, hay hiện đại hóa các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác,….). Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi ngành trong nền kinh tế.

Doanh nghiệp xây lắp: là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước.

Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp cá tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.

Hợp đồng xây dựng với giá cố định: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp nhận một giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.

Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khỏan chi phí cố định.

2. Phương thức nhận thầu xây lắp

Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:

a. Giao nhận thầu tòan bộ công trình (tổng thầu xây dựng)

Theo phương thức này, một doanh nghiệp xây lắp nhận thầu tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt do chủ đầu tư giao thầu.

Ngoài ra, tổng thầu xây dựng có thể thực hiện thêm các công việc mà chủ đầu tư có thể ủy nhiệm thêm như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng,…

Tùy theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao thầu lại cho các đơn vị nhận thầu khác.

b. Giao nhận thầu từng phần

Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như:

Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng.

Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán chi tiết các hạng mục công trình.

Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt.

Hoặc là theo phương thức này, nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập do chủ đầu tư giao thầu gọn. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình tương đối độc lập.

3. Đặc điểm ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán

Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tổ chức kế toán:

+ Công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô lớn , kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết san phẩm xây lắp phải lập dự toán ( dự toán thiết kế , dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán , lấy dự toán làm thước đo.

+ Được tiêu thụ theo giá trị dự toán xây lắp. Nên tính chất của hàng hoá không được thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây lắp thông qua hợp đồng giao nhận thầu,…)

+ Thực hiện cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất ( xe máy, thiệt bị thi công, người lao động …) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Do vậy, Công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, và dễ mất mát hư hỏng,…

+ Thời gian sử dụng sản sản phẩm xây lắp rất lâu dài. Tổ chức quản lý và hạch toán sao cho chất lượng công trình đảm bảo đúng dự toán thiết kế, bảo hành công trình (Bên A giữ lại 3->5% giá trị công trình)

4. Nhiệm vụ của từng kế toán xây dựng

  • Kế toán trưởng: Điều hành phòng kế toán và thực hiện các công việc tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính của Công ty.
  • Kế toán tổng hợp: Thu nhận các số liệu của các kế toán khác để cập nhật và phản ánh lên báo cáo, chuyên giúp kế toán trưởng trong mọi công việc kiểm tra kế toán
  • Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ thu chi tiền mặt, tiền gửi trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Theo dõi các tài khoản công nợ phải thu phải trả, thanh toán tiền lương và bảo hiểm
  • Kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Thu nhận các chứng từ phát sinh cập nhập lên báo cáo thuế.
  • Kế toán TSCĐ và Vật liệu, CCDC: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu, đánh giá phân loại vật liệu, ccdc theo yêu cầu quản lý của Công ty. Tham gia kiểm kê tài sản cố định, định kỳ hay bất thường
  • Thủ quỹ: Phụ trách thu chi tiền mặt.
  • Kế toán đội: Công việc của kỹ thuật giám sát kiêm kế toán đội công trình.

5. Công việc của một kế toán xây dựng trong một công trình

Giai đoạn 1: Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình

  • Hợp đồng xây dựng công trình
  • Dự toán thẩm định
  • Quyết định gói thầu thi công
  • Hồ sơ thiết kế
  • Hồ sơ khảo sát địa chất.

Giai Đoạn 2: Theo dõi công trình tuần tự

  • Bám hợp đồng để theo dõi tiến độ thi công và phân bổ vật liệu, nhân công theo từng giai đoạn.
  • Bám dự toán (theo hạn mức vật tư) để tập hợp chi phí vật liệu cho công trình theo từng giai đoạn thực hiện công việc.
  • Bóc tách khối lượng dựa theo dự toán thẩm định đã duyệt, trong khi bóc tách dự toán các bạn để ý đến phần chênh lệch vật tư, bạn phải cộng chênh lệch vật tư lại với nhau.
  • Khi bóc tách nguyên vật liệu bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà yêu cầu lấy hóa đơn sao cho đúng nhất các nguyên vật liệu phụ.
  • Bám dự toán để tính và theo dõi chi phí nhân công theo từng giai đoạn công việc.
  • Sau khi bóc được nhân công bạn phải làm hợp đồng giao khoán cho một số đội trưởng hoặc làm các thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế cho lao động, xin xác nhận nhân công tại địa phương xây dựng công trình. Khi kết thúc công trình thì phải làm thanh lý với các ông đội trưởng.
  • Bám dự toán để tập hợp chi phí máy thi công theo từng giai đoạn. Nếu bên bạn có máy móc đưa vào sử dụng thì tiến hành phân bổ, nếu ko có thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số trong dự toán và riêng 2 khoản NCTT và MTC sẽ có hệ số điều chỉnh, bạn phải để ý khi xem dự toán thì phải nhân chi phí này với hệ số điều chỉnh.
  • Nếu công trình có khối lượng phát sinh thì kế toán cũng phải bám khối lượng phát sinh để hạch toán (nhân công + vật tư như dự toán).
  • Nếu hình thức hợp đồng ghi: (theo đơn giá) thì hàng tháng, quý kế toán phải thường xuyên cập nhật đơn giá để lấy hóa đơn cho phù hợp, phần nhân công cũng vậy vì trong quá trình thi công giá NVL lúc lên, lúc xuống, tiền nhân công được điều chỉnh theo chế độ Nhà Nước mà các bạn lấy chi phí theo dự toán ban đầu sẽ khó khăn không bổ sung kịp khi được bù giá..

Giai đoạn 3: Khi công trình xây dựng hoàn thành

  • Kế toán phải bám vào hồ sơ quyết toán công trình để giải trình số liệu.
  • Nếu tổng giá trị công trình cao hơn giá trị quyết toán thì bạn phải nêu lên được nguyên nhân lý do tại sao có phần chênh lệch.
  • Hoặc ngược lại giá trị quyết toán công trình cao hơn dự toán thì bạn cũng phải làm hồ sơ giải trình.

Giai đoạn 4: Xử lý hồ sơ theo tình hình thực tế thi công

6. Chi tiết công việc của kế toán xây dựng

Công việc đầu năm: 

  • Kết chuyển lãi, lỗ năm trước sang đầu năm hiện tại: 
  • Nộp tiền và hạch toán chi phí thuế môn bài đầu năm
  • Chuyển số dư năm trước sang đầu năm 
  • Khai báo các tờ khai, báo cáo thuế cần nộp đầu năm: Thuế GTGT, TNCN, Thuế TNDN, tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN.

Công việc cuối năm: 

  • Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN  năm, quyết toán thuế TNDN năm
  • Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
  • Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
  • Lập báo cáo tài chính năm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
  • Lưu trữ các chứng từ và sổ sách.

XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế toán Online chuyên sâu 1 Kèm 1 Trực tiếp

Trên đây là những việc mà kế toán xây dựng về hoạt động xây lắp phải làm. Nếu bạn đang có định hướng làm kế toán xây dựng thì hãy nắm rõ các công việc này nhé. Chúc bạn thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...