Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản nhằm mục đích làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Thông qua việc công ty kiểm toán đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư. Và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết
Quy trình kiểm toán một dự án xây dựng cơ bản gồm các nội dung như sau:
1. Khảo sát thông tin
Bước 1: Chủ động tìm hiểu và nắm bắt các thông tin của dự án xây dựng cơ bản cần nhu cầu thực hiện công việc kiểm toán qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
Bước 2: Tiến hành gửi Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty tới các Chủ Đầu tư, các Ban Quản lý dự án để giới thiệu về Công ty, bày tỏ nguyện vọng và khả năng có thể thực hiện công việc kiểm toán.
Bước 3: Thương thảo, đàm phán, hai bên nhất trí cùng nhau ký kết hợp đồng.
2. Quy trình làm việc cụ thể kiểm toán xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn này, thực hiện các nội dung kiểm toán theo đúng trình tự, quy định theo Chuẩn mực số 1000, bao gồm:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành gồm 2 bộ phận cơ bản:
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cần đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể, đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
- Tiếp theo, gửi tới Khách hàng kế hoạch kiểm toán kèm theo danh mục các tài liệu cần cung cấp trước khi cử Đoàn cán bộ đến thực hiện cuộc kiểm toán để Khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cũng như bố trí địa điểm làm việc và sinh hoạt cho Đoàn cán bộ kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
(*) Khi Đoàn cán bộ thực hiện cuộc kiểm toán đến địa điểm làm việc mà Đơn vị sắp xếp và bố trí, công việc đầu tiên mà hai Bên sẽ cùng nhau thực hiện đó là công tác giao – nhận hồ sơ, tài liệu mà Đơn vị đã chuẩn bị sẵn theo danh mục đã gửi trước đó. Công tác này nhằm đảm bảo rằng hồ sơ, tài liệu mà Khách hàng giao cho sẽ được cán bộ kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản, tránh trường hợp mất, hỏng tài liệu mà không có những cam kết và ràng buộc nhất định.
(**) Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án:
– Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
– Việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn Nhà thầu theo quy định của pháp luật về lựa chọn Nhà thầu;
– Sự phù hợp của việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa Chủ Đầu tư với các Nhà thầu so với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư
– Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt;
– Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;
– Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.
– Sau khi kiểm tra các nguồn vốn đầu tư của dự án đầu tư, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng các nguồn vốn của dự án.
- Kiểm tra chi phí đầu tư
Căn cứ vào Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành, cán bộ kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra lần lượt theo cơ cấu chi phí ghi trong tổng mức đầu tư:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
(1) Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư do Chủ Đầu tư thực hiện: Đối chiếu đề nghị quyết toán của Chủ Đầu tư với dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; dự toán chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra danh sách chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán.
Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư do Hội đồng đền bù thực hiện và chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư (nếu có) để xác định giá trị quyết toán.
(2) Kiểm tra chi phí xây dựng
– Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng xây dựng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, lưu ý đến hình thức giá hợp đồng ghi trong từng hợp đồng làm cơ sở cho việc kiểm tra quyết toán theo hợp đồng.
– Khi kiểm tra chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, có 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục, tiến hành kiểm tra như kiểm tra gói thầu xây dựng độc lập.
- Trường hợp chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành kiểm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả kiểm tra gói thầu xây dựng chính.
(3) Kiểm tra đối với gói thầu do Chủ Đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu
– Đối chiếu các nội dung, khối lượng trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của Chủ Đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;
– Đối chiếu sự phù hợp giữa đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán của Chủ Đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt.
– Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định ở bước (a) nhân (x) với đơn giá đã kiểm tra ở bước (b).
– Trường hợp có phát sinh tăng giảm của gói thầu kiểm tra theo quy định
(4) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng trọn gói” (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu)
– Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi Nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký (kiểm toán xây dựng)
– Tiến hành bóc tách kiểm tra khối lượng, đơn giá theo thiết kế, dự toán, hợp đồng, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công. Đảm bảo rằng giá hợp đồng trọn gói mà Chủ Đầu tư đã ký kết với Nhà thầu thi công xây dựng.
Cần lưu ý rằng: Theo điểm đ_khoản 1_điều 62_Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, đối với hợp đồng trọn gói, trường hợp có các sai sót trọng yếu, gây thâm hụt cho Ngân sách Nhà nước, Chủ Đầu tư, Ban Quản lý dự án và các Đơn vị tư vấn có liên quan sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, đền bù thiệt hại.
– Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định tại điểm 3.2.6 dưới đây.
(5) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
– Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định;
– Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng;
– Giá trị quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
– Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định
(6) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
– Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
– Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định;
– Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyết toán.
– Trường hợp điều chỉnh theo cơ chế chính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng, các cơ chế chính sách được áp dụng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng (đã ghi trong hợp đồng) để xác định giá trị được điều chỉnh. Không điều chỉnh cho trường hợp kéo dài thời gian thực hiện so với thời gian trong hợp đồng đã ký do lỗi của Nhà thầu gây ra.
– Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định (kiểm toán xây dựng)
(7) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc giá điều chỉnh. Việc kiểm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các trường hợp (3.2.2), (3.2.3) và (3.2.4) trên đây.
(8) Kiểm tra các trường hợp phát sinh
– Trường hợp có hạng mục hoặc nội dung công việc trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của hạng mục hoặc nội dung đó theo hợp đồng.
– Trường hợp có khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
– Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
– Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh do Chủ Đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá khối lượng phát sinh đã ghi trong hợp đồng (kiểm toán xây dựng)
– Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì kiểm tra theo dự toán bổ sung đã được Chủ Đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
(9) Kiểm tra chi phí thiết bị
Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng và quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó, lưu ý đến hình thức giá hợp đồng ghi trong từng hợp đồng của các gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị làm cơ sở cho việc kiểm tra quyết toán theo hợp đồng.
(10) Kiểm tra đối với gói thầu do Chủ Đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị đề nghị quyết toán so với biên bản nghiệm thu và dự toán chi phí thiết bị được phê duyệt để xác định gía trị quyết toán phần mua sắm thiết bị;
- Kiểm tra chi phí gia công, lắp đặt thiết bị đối với thiết bị cần gia công, cần lắp đặt theo dự toán được duyệt và được nghiệm thu đúng quy định. Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã kiểm tra.
- Kiểm tra các khoản chi phí liên quan: Chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua về đến chân công trình; chi phí lưu kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị,…
- Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định (kiểm toán xây dựng)
(11) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng trọn gói” (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu):
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, cấu hình, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá của thiết bị ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi Nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và quy định của hợp đồng thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký.
- Tiến hành bóc tách kiểm tra khối lượng, đơn giá theo thiết kế, dự toán, hợp đồng, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công. Đảm bảo rằng giá hợp đồng trọn gói mà Chủ Đầu tư đã ký kết với Nhà thầu thiết bị, trường hợp phát hiện các sai sót trọng yếu, gây thâm hụt lớn cho Ngân sách Nhà nước, Chủ Đầu tư, Ban Quản lý dự án và các Đơn vị tư vấn có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường, đền bù thiệt hại theo quy định của Nhà nước (Theo điểm đ_khoản 1_điều 62_Luật đấu thầu số 43/2013/QH13).
- Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định (kiểm toán xây dựng)
(12) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng;
- Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định (kiểm toán xây dựng)
(13) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh”(không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
- Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
- Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định;
- Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyết toán.
- Trường hợp điều chỉnh theo cơ chế chính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng và các cơ chế chính sách được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng để xác định giá trị được điều chỉnh.
- Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng kiểm tra theo quy định
(14) Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” phải xác định rõ phạm vi hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc giá điều chỉnh. Việc kiểm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định (kiểm toán xây dựng)
(15) Kiểm tra các trường hợp phát sinh
- Trường hợp có nội dung công việc trong hợp đồng không thực hiện, danh mục thiết bị không thực hiện hoặc số lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần số lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có danh mục thiết bị phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, số lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% số lượng thiết bị tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần số lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có danh mục thiết bị phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, số lượng thiết bị phát sinh lớn hơn 20% số lượng thiết bị tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần số lượng thiết bị phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh do Chủ Đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá thiết bị phát sinh đã ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có danh mục thiết bị phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì kiểm tra theo dự toán bổ sung đã được Chủ Đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
(16) Kiểm tra chi phí quản lý dự án:
a.Trường hợp dự án do Ban quản lý dự án chuyên trách thực hiện quản lý
- Kiểm tra việc áp dụng định mức để xác định tổng mức được trích của chi phí quản lý dự án và các khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án do Ban quản lý dự án thực hiện.
- Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu đề nghị quyết toán với số liệu phân bổ chi phí quản lý dự án hàng năm theo quyết định phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án hàng năm.
b. Trường hợp dự án do Ban quản lý dự án kiêm nhiệm thực hiện quản lý
- Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu đề nghị quyết toán với định mức được trích và dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt theo quy định của Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.
- Xem xét các chứng từ chi tiêu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và tuân thủ chế độ chi tiêu hiện hành của nhà nước (kiểm toán xây dựng)
c. Kiểm tra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác
- Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo định mức tỷ lệ %: Kiểm tra các điều kiện quy định trong việc áp dụng định mức tỷ lệ% để xác định giá trị chi phí của từng loại công việc;
- Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo dự toán chi tiết được duyệt: Đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với dự toán được duyệt, đánh giá mức độ hợp lý của các khoản chi phí.
- Đối với các khoản chi phí tư vấn hình thức hợp đồng theo thời gian: Đối chiếu đơn giá thù lao theo thời gian do Chủ Đầu tư và Nhà thầu thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) để xác định mức thù lao phải trả cho Nhà thầu. Các khoản chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc,… đối chiếu với quy định về phương thức thanh toán nêu trong hợp đồng (theo chứng từ hoá đơn hợp lệ hoặc theo đơn giá khoán đã thoả thuận trong hợp đồng).
(17) Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
- Kiểm tra các khoản chi phí Bên mời thầu đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao theo chế độ hiện hành của nhà nước về các mặt: Nội dung chi phí, nguyên nhân và căn cứ đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao, thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao;
- Kiểm tra chi phí thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao về các mặt: Nội dung và giá trị thiệt hại theo các biên bản xác nhận, mức độ bồi thường của công ty bảo hiểm để giảm chi phí (trong trường hợp dự án đã mua bảo hiểm);
- Kiểm tra chi phí thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định huỷ bỏ, cho phép không tính vào giá trị bàn giao về các mặt: Nội dung, giá trị thiệt hại thực tế so với quyết định của cấp có thẩm quyền, thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao (kiểm toán xây dựng)
(18) Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
- Kiểm tra danh mục và giá trị tài sản bàn giao, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, cho các đối tượng quản lý theo các biên bản bàn giao;
- Kiểm tra việc phân bổ các chi phí khác cho từng tài sản;
- Kiểm tra chi phí đầu tư hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động;
- Kiểm tra việc quy đổi giá trị tài sản bàn giao về mặt bằng giá thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trong trường hợp dự án phải quy đổi vốn đầu tư (kiểm toán xây dựng)
(19) Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
- Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho từng Nhà thầu theo từng hạng mục và khoản mục chi phí. Trên cơ sở đó xác định danh sách các khoản nợ còn phải thu, phải trả các Nhà thầu;
- Kiểm tra số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi, các khoản tiền thu được chưa nộp vào ngân sách Nhà nước;
- Kiểm tra xác định số lượng, giá trị vật tư thiết bị còn tồn đọng;
- Kiểm tra xác định số lượng, giá trị còn lại các tài sản của Ban quản lý dự án (kiểm toán xây dựng)
(20) Kiểm tra việc chấp hành của Chủ Đầu tư đối với ý kiến kết luận của Cơ quan thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có):
- Thu thập các văn bản kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có) có liên quan đến quá trình thực hiện dự án, Báo cáo của Chủ Đầu tư về việc chấp hành các ý kiến kết luận này cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán.
- Nhận xét về việc chấp hành của Chủ Đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có) có liên quan đến việc tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư và giá trị quyết toán dự án.
(***) Trong quá trình thực hiện triển khai 07 nội dung kiểm toán, nếu như nhận thấy thiếu một hoặc nhiều tài liệu cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm toán cũng như để đảm bảo rằng, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành của Khách hàng được đầy đủ nhất theo quy định của Pháp luật thì KTV chủ động gửi công văn đề nghị cung cấp tài liệu còn thiếu cần bổ sung tới Khách hàng, trong đó sẽ nêu rõ khách hàng cần chuẩn bị và thu thập những tài liệu cần thiết.
Trong quá trình kiểm toán, sẽ không căn cứ trên những sai sót nhỏ không trọng yếu được phát hiện trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Những sai sót trên sẽ được phản ánh lại với từng cấp quản lý tương ứng.
KTV sẽ báo cáo với Chủ Đầu tư toàn bộ những điểm sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới kết quả của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà chúng tôi phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán xây dựng
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục sau:
- Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán;
- Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành bản báo cáo kiểm toán dự thảo và gửi tới Khách hàng, cùng kế hoạch bảo vệ số liệu. Báo cáo kiểm toán dự thảo nêu ý kiến của KTV về những vấn đề trình bày trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, cụ thể:
- Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư;
- Nguồn vốn đầu tư;
- Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành;
- Giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành;
- Quyết toán các khoản chi phí khác;
- Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
- Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng;
- Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng.
(*) Lập và phát hành báo cáo kiểm toán xây dựng
Báo cáo kiểm toán chính thức sẽ được Chúng tôi phát hành sau số ngày cam kết trên hợp đồng kiểm toán kể từ ngày nhận được ý kiến chấp nhận cuối cùng của Khách hàng về Báo cáo kiểm toán dự thảo.
Số bộ Báo cáo kiểm toán chính thức sẽ được lập theo số lượng cam kết trên hợp đồng kiểm toán.
Trên đây là chi tiết nội dung công tác kiểm toán xây dựng cơ bản. Hy vọng có thể giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình kiểm toán xây dựng cơ bản. Chúc các bạn thành công!