Kế toán chủ đầu tư xây dựng cơ bản theo Thông tư 195

Kế toán chủ đầu tư xây dựng cơ bản – Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề “kế toán chủ đầu tư xây dựng cơ bản” theo hướng dẫn của Thông tư 195/2012/TT-BTC

kế toán chủ đầu tư
Kế toán chủ đầu tư xây dựng cơ bản

1. Hệ thống tài khoản kế toán

1.1 Đối với Ban quản lý dự án đầu tư

Áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15 và thực hiện sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, đổi tên một số tài khoản kế toán, sau:

a) Tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu” bổ sung 07 Tài khoản cấp 2:

(1) Tài khoản 1521 – Vật liệu trong kho

(2) Tài khoản 1522 – Vật liệu giao cho bên nhận thầu

(3) Tài khoản 1523 – Thiết bị trong kho

(4) Tài khoản 1524 – Thiết bị đưa đi lắp

(5) Tài khoản 1525 – Thiết bị tạm sử dụng

(6) Tài khoản 1526 – Vật liệu, thiết bị đưa gia công

(7) Tài khoản 1528 – Vật liệu khác

b) Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đổi thành “Chi phí sản xuất thử dở dang”.

c) Tài khoản 241 – “Xây dựng cơ bản dở dang” đổi thành “Chi phí đầu tư xây dựng” và bỏ tài khoản cấp 2.

d) Tài khoản 336 – “Phải trả nội bộ” bổ sung 04 tài khoản cấp 2:

(1) Tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn đầu tư xây dựng;

(2) Tài khoản 3362 – Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá;

(3) Tài khoản 3363 – Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá;

(4) Tài khoản 3368 – Phải trả nội bộ khác.

đ) Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đổi thành “Doanh thu” và bỏ tài khoản cấp 2 của TK 511.

e) Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” đổi thành “Giá vốn cung cấp dịch vụ”.

f) Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đổi thành “Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư”.

g) Tài khoản 002 – “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” đổi thành “Tài sản nhận giữ hộ”.

h) Tài khoản 008 – “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” đổi thành “Dự toán được duyệt”.

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư thực hiện theo Danh mục tài khoản ban hành kèm theo tại Phụ lục số 1a.

Trường hợp Ban quản lý dự án đầu tư cần bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Các Ban quản lý dự án đầu tư có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán đã quy định trong Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Đơn vị chủ đầu tư mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

1.2 Đối với Chủ đầu tư có thành lập BQLDAĐT

Áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15 và bổ sung một số tài khoản cấp 2 như sau:

– Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ bổ sung 02 Tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1362 – Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

+ Tài khoản 1363 –  Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

1.3 Đối với Đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư thì áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15.

*Lưu ý: Đơn vị chủ đầu tư sử dụng TK 241 làm tài khoản tập hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Như vậy khi phát sinh chi phí hoặc chi phí phân chia theo tỷ lệ % thì tập hợp vào TK 241 chi tiết theo tài khoản cấp 2,3,4 và theo đối tượng Công trình, hạng mục CT. Khi hoàn thành thì tiến hành nghiệm thu và khi đó Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt quyết toán, kế toán hạch toán sang TSCĐ.

2. Hệ thống báo cáo tài chính

2.1 Báo cáo tài chính của Ban quản lý dự án đầu tư 

a) Hệ thống Báo cáo tài chính:

– Bảng Cân đối kế toán                        

– Nguồn vốn đầu tư                               

– Thực hiện đầu tư xây dựng                

– Thuyết minh báo cáo tài chính            

b) Phụ biểu báo cáo tài chính

– Chi tiết nguồn vốn đầu tư                                

– Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

– Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao   sử dụng

– Chi phí khác                                                 

– Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư                    

*Lưu ý: Hồ sơ hoàn công do Đơn vị tự xây dựng nên cần thành lập Ban quản lý đầu tư xây dựng và nghiệm thu hoàn công. Hồ sơ hoàn công gồm có:

– Sơ đồ, bản đồ, hồ sơ thiết kế… ban đầu và cuối cùng

– Biên bản quyết toán kèm theo bảng tổng hợp quyết toán công trình

– Quyết định phê duyệt quyết toán của người có thẩm quyền của đơn vị

– Các văn bản, hồ sơ khác liên quan.

2.2 Đối với  Đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư 

Công tác kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của đơn vị thì ngoài hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp, đơn vị phải lập 02 biểu mẫu báo cáo và 04 phụ biểu chi tiết sau:

a) Báo cáo tài chính

– Nguồn vốn đầu tư                                          

– Thực hiện đầu tư xây dựng                             

b) Phụ biểu báo cáo tài chính

– Chi tiết nguồn vốn đầu tư                                

– Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

– Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng

– Chi phí khác                                                   

2.3 Đối với các dự án có phân cấp quản lý đầu tư:

– Ban quản lý dự án đầu tư cấp trên và cấp dưới phải lập báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư này phù hợp với phân cấp quản lý vốn đầu tư và phân cấp tài chính của đơn vị.

– Ban quản lý dự án đầu tư cấp trên, ngoài việc lập báo cáo tài chính của bản thân, đơn vị cấp trên còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp từ báo cáo tài chính của mình và báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Ngoài báo cáo tài chính quy định trên, đơn vị quản lý dự án đầu tư phải lập các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu của cơ quan thanh toán vốn, các tổ chức cho vay hoặc tài trợ, viện trợ vốn đầu tư.

*Lưu ý: Khi quyết định đầu tư xây dựng thì bao giờ chủ đầu tư đều phải lập dự toán. Việc lập dự toán rất dễ dàng bởi chủ đầu tư chính là nội bộ đơn vị. Việc xử lý chi phí cũng không bị hạn chế bởi cũng có thể tự thay đổi phù hợp. Mỗi một loại Công trình XD thì tỷ lệ chi phí cũng khác nhau, nên không có khuôn mẫu mà nó phụ thuộc vào tư vấn, khảo sát, thiết kế mà đơn vị thuê lập.

3. Thời hạn lập, gửi báo cáo tài chính và nơi nhận Báo cáo tài chính

– Các báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư được lập và gửi cuối mỗi quý, cuối năm tài chính.

– Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý.

– Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc  năm.

– Nơi nhận báo cáo tài chính:

Nơi nhận báo cáo  Đơn vịBQL dự án cấp trênChủ đầu tưCấp trên của chủ đầu tưCơ quan thống kê (*)
A1234
– Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án đầu tưxxxx
– Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư  xx

(*) Chỉ gửi báo cáo tài chính năm cho cơ quan Thống kê

Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ về kế toán chủ đầu tư xây dựng cơ bản theo Thông tư 195 mong rằng sẽ giúp ích trong công tá làm nghề của các bạn tại Doanh nghiệp đặc biệt là lĩnh vực kế toán xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *