Kế toán tiền lương là một vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán của một doanh nghiệp. Tiền lương mang lại thu nhập cho người lao động và cũng là chi phí lớn của doanh ngghiệp vì thế người kế toán tiền lương có trách nhiệm lớn ngoài việc tính lương hợp lý còn phải cân bằng chi phí của doanh nghiệp.
Tham khảo:
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Hạch toán lương trong Công ty xây dựng theo Thông tư 200/TT – BTC
Các cách tính lương và Hình thức trả lương trong Doanh nghiệp
1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng NLĐ, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho NLĐ ( gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng…) vào đúng từng bộ phận có liên quan ( như CP tiền lương cho nhân công trực tiếp là TK 622, CP tiền lương của sản xuất chung là TK 627, CP tiền lương của bộ phận bán hàng là TK 641, CP tiền lương của bộ phân quản lý là TK 642).
- Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng,…tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp,…theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp.
- Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.
- Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.
2. Yêu cầu đối với kế toán tiền lương
- Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.
- Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..
- Biết khai báo thuế TNCN.
3. Các chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
- Hợp đồng lao động.
- Bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
- Lập đề nghị thanh toán lương,
- Bảng tạm ứng lương.
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng
- Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan
4. Tài khoản sử dụng chính
Kết cấu tài khoản 334
- Phát sinh bên Nợ: các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của NLĐ ( trừ tiền tạm ứng, các khoản trích bảo hiểm, thuế TNCN), số tiền lương đã thanh toán.
- Số dư bên Nợ: Tạm ứng trước lương cho nhân viên
- Số dư bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CNV.
5. Các nghiệp vụ chủ yếu
a. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)
Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động
Nợ TK 154 (QĐ 48)
Nợ TK 622 (Thông tư 200)
Nợ TK 642: 6421 (NV bán hàng)
: 6422 (NV QLDN)
Có TK 334
b. Trích các khoản theo lương quy định (tính vào chi phí) 24% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, CPCĐ 2%)
Nợ TK 6422 ( phần DN chịu)
Có TK 3382 (CPCĐ 2%)
Có TK 3383 (BHXH 18%)
Có TK 3384 (BHYT 3%)
Có TK 3389 (BHTN 1%)
Tham khảo: Tỷ lệ trích các khoản theo lương hiện hành
c. Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động
Nợ TK 334 (10,5%) ( phần NLĐ chịu)
Có TK 3383 (BHXH 8%)
Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
Có TK 3389 (BHTN 1%)
d. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
Nợ TK 3382 (CPCĐ 2%)
Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
Có TK 112 (34,5%)
e. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Nợ TK 334
Có TK 3335 Thuế TNCN
f. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
g. Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước): Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý
Nợ TK 3335
Có TK 111, 112
h. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3389
Có TK 111, 112
i. Nộp Công đoàn lên sở lao động
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
Trên đây là những công việc của kế toán tiền lương làm Lamketoan.vn muốn gửi đến các bạn. Hy vọng các bạn sẽ nắm bắt được và hoàn thành tốt công việc của mình.