Kế toán doanh nghiệp FDI – IFRS là một trong những chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ra đời nhằm mục đích giúp cho báo cáo tài chính trở nên được minh bạch, thống nhất và dễ dàng so sánh trên toàn thế giới. Là một kế toán viên tại doanh nghiệp FDI, bạn cần phải hiểu và nắm bắt về tầm quan trọng của chuẩn mực này với công việc kế toán để có thể hoàn thành tốt được công việc. Bài viết này, Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về mô hình này và sẵn sàng ra nhập kế toán doanh nghiệp FDI
Tìm hiểu về IFRS kế toán doanh nghiệp FDI
IFRS là gì ?
IFRS là cụm từ viết tắt của International Financial Reporting Standars, là tập hợp những chuẩn mực của BCTC quốc tế được ban hành bởi International Accounting Standards Board (IASB). Mục tiêu chính của IFRS chính là tạo ra ngôn ngữ kế toán chung toàn cầu, giúp cho những doanh nghiệp cùng cơ quan tài chính có thể hiểu và so sánh các thông tin về tài chính dễ dàng, nhất quán cần thiết đối với kế toán doanh nghiệp FDI.
Hiện nay, những chuẩn mực của IFRS đã được chấp nhận và đang áp dụng tại 166 quốc gia, vùng lãnh thổ trên Thế giới. Trong số đó, đã có 144 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS trong việc lập báo cáo tài chính. Những quốc gia còn lại hiện vẫn đang trong quá trình chuẩn bị và dự kiến sẽ được áp dụng IFRS trong tương lai.
Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực IFRS
Bởi các lợi ích to lớn của IFRS mang lại nên đã có nhiều quốc giá tiến hành triển khai, áp dụng. hình thức này mang lại cho người làm kế toán và cho cả kế toán doanh nghiệp FDI giá trị to lớn không những vậy nó còn mang lại giá trị cho cả nền kinh tế của một quốc gia.
Trở thành một trong những ngôn ngữ chung cho quá trình hội nhập toàn cầu:
Việc áp dụng các chuẩn mực của IFRS sẽ tạo nên được cơ hội thu hút với những nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì đây là một trong những công cụ rất minh bạch, rõ tăng giúp cho các đối tượng liên quan đến doanh nghiệp đều có thể theo dõi, cập nhật các thông tin tài chính thật chính xác. Xóa bỏ được những rào cản về vấn đề vị trí địa lý, ngôn ngữ và báo cáo tài chính doanh nghiệp trong việc hợp tác đa phương.
Là công cụ xây dựng khuôn khổ mặt pháp lý đúng theo tiêu chuẩn quốc tế:
Việc áo dụng IFRS cũng mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trên nền thị trường tài chính quốc tế. Và đây cũng là cơ sở cho việc ban hành các khuôn khổ về mặt pháp lý thật phù hợp đúng theo tiêu chuẩn quốc tế những loại công cụ tài chính, nợ phải trả, tài sản…
Nâng cao được tính minh bạch, trung thực trong BCTC:
Chuẩn mực IFRS cũng yêu cầu những nội dung ghi nhận, trình bày đúng theo bản chất vấn đề hơn là theo hình thức. Tính minh bạch, chính xác trong báo cáo tài chính cũng được nâng cao. Nội dung về rủi ro doanh nghiệp IFRS yêu cầu trình bày thật đầy đủ về vấn đề rủi ro kinh doanh, tín dụng hay là chính sách.
Nhiều mô hình tài chính cũng được áp dụng trong việc xác định về giá trị tài sản, nợ phải trả. Chính vì vậy, những nhà đầu tư hay nhà cung cấp có được thông tin đầy đủ hơn trong việc đưa ra những quyết định và chiến lược thật phù hợp cho doanh nghiệp.
XEM THÊM:
Tại sao kế toán doanh nghiệp FDI cần phải đạt chứng chỉ kế toán quốc tế IFRS?
Theo những chuyên gia, các doanh nghiệp cần 3 – 5 năm để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức để lập được báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Và việc chuẩn bị IFRS cần thiết, quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp FDI vì:
– Giúp cho doanh nghiệp hội nhập toàn cầu: IFRS là một chuẩn mực về báo cáo tài chính đã được công nhận rất rộng rãi trên toàn cầu nên khi doanh nghiệp áp dụng được IFRS thành công thì thông tài chính của đơn vị cũng dễ dàng so sánh và hiểu hơn thu hút được nhiều cơ hội về đầu tư.
– Cải thiện tối ưu về sự minh bạch và tin cậy: IFRS cũng yêu cầu chặt chẽ về tính nghiêm ngặt trong báo cáo tài chính. Từ đó sẽ cải thiện được tính minh bạch, đáng tin cậy hơn trong thông tin tài chính, tăng cường được lòng tin từ phía những nhà đầu tư.
– Nâng cao được chất lượng về mặt quản lý: IFRS cũng đòi hỏi sự hiểu biết rộng về kế toán và tài chính. Muốn chuẩn bị IFRS cho đơn vị thì bắt buộc doanh nghiệp phải tập trung về việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho nhân lực, từ đó mới cố thể cải thiện được chất lượng quản lý, quy trình kế toán.
– Định vị cạnh tranh: khi doanh nghiệp áp dụng IFRS cũng tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả ở hơn thị trường quốc tế. những nhà đầu tư hay đối tác thương mại quốc tế đều có xu hướng tin tưởng vào báo cáo tài chính được thiết lập theo mô hình IFRS, giúp cho doanh nghiệp tạo được sự uy tín, định vị mạnh mẽ hơn.
– Ứng phó với những yêu cầu pháp lý: ở nhiều quốc gia thì việc áp dụng IFRS đã là sự bắt buộc đối với doanh nghiệp, đặc biệt nhất là những doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán và IFRS sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý, tránh tối đa sự rủi ro.
Như vậy, IFRS là một trong quá trình rất tốn về mặt thời gian, cũng như công sức nhưng lợi ích của nó đem lại cho doanh nghiệp rất cao, giúp cho doanh nghiệp tiến bộ lên một tầm cao mới, hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng giảm bớt được chi phí cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính theo VAS sang IFRS để hợp nhất với công ty mẹ tại nước ngoài.
Lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam
Thông qua Quyết định 480/QĐ – TTg vào ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ dành cho chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và được đi theo lộ trình 3 giai đoạn:
Cũng nhờ vào việc triển khai đề án này, thì ngành kế toán – tài chính tại Việt Nam dần hội nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu về chuẩn mực báo cáo tài chính.
Những vấn đề doanh nghiệp nên lưu ý khi có kế hoạch áp dụng IFRS
Cân nhắc về chi phí và lợi ích khi kế toán doanh nghiệp FDI áp dụng IFRS
Vấn đề về chi phí và lợi ích: để thực hiện chuyển đổi, vận hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính đúng theo IFRS, doanh nghiệp cần chấp nhận đầu tư về cả chi phí thời gian, công sức cho việc nâng cấp, chỉnh sửa những cấu phần liên quan: trình độ chuyên môn nhân sự, hệ thống về thông tin kế toán, chính sách kế toán, cơ sở dữ liệu, quy trình chuyển đổi dữ liệu hay hợp đồng kinh tế với những đối tác FDI.
Chi phí này cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp. Tất nhiên, doanh nghiệp phải ước tính được những khoản chi phí này, so sánh những lợi ích thu được trước khi đưa ra quyết định.
Doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng tuân thủ những yêu cầu cung cấp thông tin thật đầy đủ và chi tiết đúng theo IFRS, bộ phận kế toán phải phối hợp thật chặt chẽ cùng những bộ phận khác trong doanh nghiệp để có đầy đủ những thông tin đúng theo yêu cầu.
Xác định về kỳ báo cáo đầu tiên IFRS để có thể xây dựng được lộ trình công bố thông tin
Khi có quyết định áp dụng IFRS, doanh nghiệp cần xác định năm đầu tiên áp dụng IFRS bởi vì nó liên quan đến nhiều công bố về thông tin.
Khi quyết định áp dụng IFRS kế toán doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị
- Xây dựng cho mình quy trình chuyển đổi dữ liệu chuẩn mục kế toán Việt Nam sang IFRS, chuẩn mực này được ban hàng để áp dụng với các đơn vị lập báo cáo tài chính IFRS lần đầu tiên.
- Cải thiện sự hiểu biết về IFRS và tài chính cho bộ phận nhân sự liên quan gồm: bộ phận kế toán, ban giám đốc, cán bộ quản lý chủ chốt.
- Tổ chức lại, nâng cấp hệ thống thông tin kế toán bởi vì khi theo IFRS sẽ có nhiều sự khác biệt như: ghi nhận, đo lường giá trị, trình bày và công bố thông tin nên doanh nghiệp cần rà soát thật kỹ càng, thực hiện đúng các thay đổi.
- Điều chỉnh những điiều khoản ở hợp đồng kinh tế với đối tác.
- Dự trù trước những ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số tài chính. Ví dụ: tài sản bị suy giảm về giá trị do vị đánh giá lại theo đúng giá trị hợp lý, doanh thu giảm khi ghi nhận theo IFRS….
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giải đáp thắc mắc về vấn đề chính sách kế toán mới (IFRS), đây là một trong những xu hướng tất yếu giúp cho báo cáo tài chính có sự thống nhất, minh bạch hơn. Bạn là một kế toán doanh nghiệp FDI khi biết được tầm quan trọng trong chuẩn mực này thì cần phải có sự định hướng về tương lai cho mình, sự chuẩn bị tốt nhất giúp cho công việc đạt được giá trị cao.