Công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Hiện nay các kế toán viên đều có xu hướng muốn trở thành kế toán tổng hợp. Bởi khi làm được những công việc của kế toán tổng hợp, người kế toán đó sẽ hiểu hết tất cả các phần hành kế toán như: công nợ, tiền, thanh toán, thuế, lương,..cũng như cũng cố được các kỹ năng trong công việc và trong giao tiếp.

Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký chung trên Excel

công việc của kế toán tổng hợp

Dưới đây lamketoan.vn sẽ mô tả công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp cũng như việc hành trang cần phải chuẩn bị trước khi bước vào làm công việc này.

1. Yêu cầu cơ bản cần có trong công việc của kế toán tổng hợp

– Nắm vững nguyên tắc và cách hạch toán mọi nghiệp vụ kế toán từ cơ bản cho đến phức tạp cho từng phần hành kế toán cụ thể.

– Có khả năng tổng hợp kiến thức đã được đào tạo để xử lý tốt các tình huống phát sinh.

– Câp nhật kịp thời, hiểu đúng bản chất của chế độ kế toán.

– Biết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao trong công việc.

– Hiểu cơ bản về quy trình sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp.

– Thành thạo cơ bản các kỹ năng về công nghệ thông tin nói chung và về kỹ năng tin học văn phòng nói riêng.

– Kỹ năng giao tiếp tốt để tạo  thuận lợi trong quá trình làm việc.

2. Công việc của kế toán tổng hợp

– Đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa các đơn vị nội bộ.

– Kiểm tra cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp.

– Cân đối số liệu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.

– Kiểm tra sự hợp lý giữa số dư cuối kỳ trên các báo cáo liên quan với các sổ chi tiết. Ví dụ, số dư cuối kỳ trên báo cáo tổng hợp tồn kho tài khoản 156 (hàng hoá) phải cân đối (bằng) với số tồn kho cuối kỳ trên sổ chi tiết tài khoản 156.

– Quản lý tổng quát các mảng như: kế toán công nợ, kế toán tài sản cố định, kế toán lương,…

– In sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.

– Lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và theo quy định của chế độ kế toán.

– Tham gia phối hợp để kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở.

– Thống kê, tổng hợp và cung cấp số liệu kế toán khi có yêu cầu nội bộ (ba giám đốc) hay của cơ quan chức năng.

– Cung cấp, giải trình số liệu, hồ sơ kế toán cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra về kiểm tra tại doanh nghiệp.

– Lưu trữ dữ liệu kế toán một cách khoa học, cẩn thận.

– Kiến nghị các vấn đề bất cập trong quá trình làm việc. Ví dụ: làm kế toán bằng thủ công thì tốn nhiều thời gian, hiệu quả không cao,…Kiến nghị với ban quản lý sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán kế toán.

Xem thêm: Khoá học phần mềm kế toán Fast – Misa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...