Cách Lập Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm Excel – Download Miễn Phí!

Việc lập bảng tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bài viết này Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo bảng tính giá thành sản phẩm bằng Excel một cách dễ dàng, đồng thời cung cấp mẫu bảng tính miễn phí để bạn có thể tải ngay và sử dụng.

1. Phân biệt giữa cách tính giá thành sản phẩm 

Sự khác nhau về cách áp dụng và mục đích giữa các cách tính giá thành sản phẩm:

cách tính lương 2
Ảnh 1. Cách phân biệt giữa các cách tính lương theo sản phẩm

 

2. Chi tiết cách lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel 

2.1 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Công thức tính sản phẩm hoàn thành:

cách tính lương 3

Công thức tính giá thành sản phẩm trực tiếp:

cách tính lương 4

cách tính lương 5
Ảnh 2. Bảng số liệu mô hình sản xuất giản đơn

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo bảng tính giá thành sau:

THỰC HIỆN:

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 757.500.000 đồng

Chi phí sản xuất trong kỳ: 4.267.500.000 đồng

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 735.000.000 đồng

Số lượng sản phẩm hoàn thành: 200 sản phẩm

Bước 1: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Giá thành SP hoàn thành:

757.500.000 + 4.267.500.000 – 735.000.000 = 4.290.000 đồng

Bước 2: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Giá thành SP: 4.290.000.00 \ 200 = 21.450.000 đồng/sản phẩm

Khoản mục

Chi phí sản xuất SPDD đầu tháng

Chi phí sản xuất tập hợp trong tháng

Chi phí sản xuất SPDD cuối tháng

Tổng giá thành

Giá thàng đơn vị

Chi phí NVL trực tiếp

525.000

2.475.000

600.000

2.400.000

12.000

Chi phí N.C trực tiếp

  93.000

  717.000

  90.000

  720.000

  3.600

Chi phí sản xuất chung

139.500

1.075.500

  45.000

1.170.000

  5.850

Cộng

757.500

4.267.500

735.000

4.290.000

21.450

TẢI VỀ : File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP trực tiếp

2.2 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất dầu ăn và thức ăn gia súc từ hạt đậu nành, quy trình sản xuất tạo ra hai sản phẩm:

  • Dầu ăn (là sản phẩm chính)

  • Thức ăn gia súc (là sản phẩm phụ)

cách tính lương 6
Ảnh 3. Bảng số liệu mô hình sản xuất theo PP hệ số

THỰC HIỆN:

Bước 1: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Giá thành SP hoàn thành:

757.500.000 + 4.267.500.000 – 735.000.000 = 4.290.000 đồng

Bước 2: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Giá thành SP: 4.290.000.00 \ 200 = 21.450.000 đồng/sản phẩm

Tổng chi phí sản xuất trong kỳ:

3.000.000.000 + 800.000.000 + 1.200.000.000 = 5.000.000.000 đồng

Tổng hệ số suy đổi được tính bằng: (1.000 x 1) + (500 x 0.3) = 1.150

Giá thành đơn vị quy đổi: 5.000.000.000 / 1.150 = 4.347.826 đồng/ hệ số

Tính giá thành sản phẩm cho dầu ăn và thức ăn gia súc:

– Giá thành dầu ăn = 4.347.826 đồng/hệ số × 1.000 = 4.347.826.000 đồng.

– Giá thành thức ăn gia súc = 4.347.826 đồng/hệ số × 150 = 652.174.000 đồng.

Tính giá thành đơn vị sản phẩm:

– Dầu ăn: 4.347.826.000 đồng ÷ 1.000 tấn = 4.347.826 đồng/tấn.

– Thức ăn gia súc: 652.174.000 đồng ÷ 500 tấn = 1.304.348 đồng/tấn.

Loại sản phẩm

Sản lượng (tấn)

Hệ số quy đổi

Tổng hệ số quy đổi

Giá thành sản phẩm (đồng)

Giá thành đơn vị (đồng/tấn)

Dầu ăn (Sản phẩm chính)

1000

1

1000

4.347.826.000

4.347.826

Thức ăn gia súc (Sản phẩm phụ)

500

0.3

150

652.174.000

1.304.348

TẢI VỀ: File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP hệ số

2.3 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước

Ví dụ: Giả định mô hình sản xuất ô tô với 4 giai đoạn chính:

(1) Sản xuất thân xe

(2) Lắp ráp động cơ

(3) Hệ thống điện

(4) Sơn và kiểm tra chất lượng

Mỗi giai đoạn sẽ được phân bổ chi phí sản xuất riêng biệt, và chi phí của từng giai đoạn sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo để tính giá thành tổng hợp.

Bước 1:

cách tính lương 7
Ảnh 4. Bảng số liệu mô hình sản xuất theo PP phân bước

Bước 2: Tính giá thành sản phẩm

Sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, tổng chi phí sản xuất sẽ là tổng hợp từ tất cả các giai đoạn. Giả sử trong tháng 3 năm 20xx, doanh nghiệp hoàn thành 100 xe ô tô, giá thành đơn vị sản phẩm sẽ được tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: 12.900.000.000 đồng

Số lượng sản phẩm hoàn thành: 100 xe

Giá thành đơn vị sản phẩm = 12.900.000.000 / 100 = 129.000.000 đồng/xe

Bước 3: Phân bổ chi phí giữa các giai đoạn (nếu có sản phẩm dở dang)

Nếu có sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn, bạn cần phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang dựa trên tiêu chuẩn đánh giá tương ứng (số lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành,…).

TẢI VỀ: File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP phân bước

2.4 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí (tương tự PP giản đơn)

Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng như đá vôi, đất sét, và các phụ gia khác.

– Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

– Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí như điện, nước, khấu hao tài sản cố định, và các chi phí khác liên quan đến quy trình sản xuất.

Ví dụ:

cách tính lương 8
Ảnh 5. Bảng số liệu mô hình sản xuất theo PP tổng cộng chi phí

Bước 2: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được tính theo công thức:

Tổng giá thành SP hoàn thành = 750.000.000 + 4.900.000.000 – 600.000.000 = 5.050.000.000

Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Nếu trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 10.000 tấn xi măng, giá thành đơn vị sẽ được tính theo công thức:

Giá thành đơn vị SP = 5.050.000.000 / 10.000 = 505.000 đồng/ tấn xi măng 

Như vậy, giá thành sản xuất mỗi tấn xi măng là 505.000 đồng.

TẢI VỀ : File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP tổng cộng chi phí

2.4 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

Bước 1: Xác định chi phí sản xuất chung

Trong phương pháp này, bạn cần tính tổng chi phí sản xuất chung cho tất cả các loại nước giải khát. Điều này bao gồm:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm nước, đường, hương liệu, CO2, …)

– Chi phí nhân công trực tiếp (lương của công nhân trong quá trình sản xuất)

– Chi phí sản xuất chung (điện, nước, bảo trì máy móc, khấu hao,…)

Bước 2: Xác định hệ số phân bổ chi phí dựa trên kích thước chai

Do các sản phẩm có dung tích chai khác nhau (500ml, 1L, 2L), bạn cần quy đổi các kích thước này về một đơn vị chuẩn. Ví dụ, ta chọn chai 500ml là đơn vị chuẩn (hệ số 1), và xác định hệ số cho các loại chai khác như sau:

– Chai 1L có hệ số 2 (vì dung tích gấp đôi so với chai 500ml)

– Chai 2L có hệ số 4 (gấp 4 lần so với chai 500ml)

Bước 3: Phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm

Sau khi xác định hệ số, bạn sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại chai dựa trên hệ số này.

Ví dụ, nếu tổng chi phí sản xuất là 10.000.000 đồng và sản lượng sản xuất gồm 5.000 chai 500ml, 3.000 chai 1L và 1.000 chai 2L, bạn tính tổng hệ số như sau:

– Số chai 500ml: 5.000 chai * hệ số 1 = 5.000

– Số chai 1L: 3.000 chai * hệ số 2 = 6.000

– Số chai 2L: 1.000 chai * hệ số 4 = 4.000

– Tổng hệ số = 5.000 + 6.000 + 4.000 = 15.000

Chi phí sản xuất được phân bổ như sau:

– Chi phí cho chai 500ml: (5.000 / 15.000) * 10.000.000 = 3.333.333 đồng

– Chi phí cho chai 1L: (6.000 / 15.000) * 10.000.000 = 4.000.000 đồng

– Chi phí cho chai 2L: (4.000 / 15.000) * 10.000.000 = 2.666.667 đồng

Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Sau khi đã phân bổ chi phí cho từng loại chai, bạn tính giá thành đơn vị sản phẩm bằng cách chia chi phí đã phân bổ cho số lượng chai sản xuất:

– Giá thành chai 500ml = 3.333.333 đồng / 5.000 chai = 666,67 đồng/chai

– Giá thành chai 1L = 4.000.000 đồng / 3.000 chai = 1.333,33 đồng/chai

– Giá thành chai 2L = 2.666.667 đồng / 1.000 chai = 2.666,67 đồng/chai.

TẢI VỀ : File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP tỷ lệ

2.5 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng

Các chi phí này bao gồm:

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí vật liệu chính như gỗ, kim loại, nhựa, vải bọc… mà xưởng sử dụng để sản xuất đồ nội thất theo từng đơn đặt hàng.

(2) Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền lương trả cho công nhân tham gia sản xuất đơn đặt hàng đó.

(3) Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí như điện, nước, khấu hao máy móc, thuê mặt bằng… được phân bổ cho từng đơn hàng theo một tỷ lệ phù hợp.

Bước 2: Tính toán chi phí dở dang đầu kỳ (nếu có)

Nếu có các đơn hàng chưa hoàn thành từ kỳ trước, cần tính toán các chi phí đã phát sinh cho các đơn hàng này và cộng vào chi phí sản xuất.

Bước 3: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ

Cộng dồn tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến nguyên vật liệu, nhân công, và chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng.

Bước 4: Tính tổng chi phí sản xuất từng đơn đặt hàng

Tổng chi phí sản xuất cho một đơn hàng cụ thể sẽ bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho đơn hàng đó.

Công thức tính:

Tổng chi phí sản xuất đơn hàng = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí NC trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phân bổ 

Bước 5: Tính giá thành đơn vị sản phẩm

Nếu đơn hàng bao gồm nhiều sản phẩm (ví dụ: sản xuất 10 bàn theo một đơn hàng), bạn sẽ chia tổng chi phí sản xuất cho số lượng sản phẩm để có giá thành cho mỗi sản phẩm trong đơn hàng.

Công thức tính:

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất đơn hàng / Số lượng SP hoàn thành trong đơn hàng 

Ví dụ: Giả sử xưởng nội thất A nhận đơn hàng sản xuất 5 bộ bàn ghế theo yêu cầu khách hàng với các chi phí như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000.000 đồng

– Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000.000 đồng

– Chi phí sản xuất chung phân bổ: 30.000.000 đồng

Tổng chi phí sản xuất đơn hàng là: 200.000.000 + 50.000.000 + 30.000.000 = 280.000.000 đồng 

Nếu sản xuất 5 bộ bàn ghế, giá thành mỗi bộ sẽ là:

280.000.000 / 5 = 56.000.000 đồng. 

TẢI VỀ : File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP theo đơn đặt hàng

2.6 Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức

Bước 1: Xác định các định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm

– Nguyên vật liệu: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm được xác định trước (ví dụ: 2m vải cho mỗi chiếc áo phông, 1.5m vải cho mỗi chiếc quần jeans).

– Nhân công: Số giờ lao động tiêu hao để hoàn thành một sản phẩm (ví dụ: 30 phút cho mỗi chiếc áo phông, 45 phút cho mỗi chiếc quần jeans).

– Chi phí sản xuất chung: Các định mức chi phí sản xuất chung (ví dụ: chi phí điện, máy móc) được phân bổ dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất hoặc theo mức tiêu hao cụ thể.

Bước 2: Tập hợp chi phí định mức cho từng sản phẩm

Giả sử nhà máy đang sản xuất áo phông và quần jeans, các chi phí được xác định như sau:

– Áo phông:

Nguyên vật liệu định mức: 2m vải (50.000 đồng/m) = 100.000 đồng

Nhân công định mức: 30 phút (50.000 đồng/giờ) = 25.000 đồng

Chi phí sản xuất chung: 20.000 đồng

Tổng chi phí định mức cho mỗi áo phông: 145.000 đồng

– Quần jeans:

Nguyên vật liệu định mức: 1.5m vải (100.000 đồng/m) = 150.000 đồng

Nhân công định mức: 45 phút (50.000 đồng/giờ) = 37.500 đồng

Chi phí sản xuất chung: 25.000 đồng

Tổng chi phí định mức cho mỗi quần jeans: 212.500 đồng

Bước 3: Tính giá thành thực tế

Sau khi sản xuất, doanh nghiệp sẽ so sánh chi phí thực tế với định mức để tính giá thành sản phẩm:

– Nếu chi phí thực tế thấp hơn định mức → Giá thành sản phẩm có thể giảm.

– Nếu chi phí thực tế cao hơn định mức → Cần điều chỉnh lại sản xuất hoặc định mức.

Ví dụ: Tính giá thành thực tế cho 1000 áo phông và 500 quần jeans:

– Tổng chi phí định mức áo phông: 145.000 đồng × 1.000 = 145.000.000 đồng

– Tổng chi phí định mức quần jeans: 212.500 đồng × 500 = 106.250.000 đồng.

Do đó, tổng giá thành sản xuất cho cả hai loại sản phẩm:

Tổng giá thành sản xuất = 145.000.000 đồng + 106.250.000 đồng = 251.250.000 đồng.

Tính giá thành đơn vị cho mỗi sản phẩm sẽ dựa trên tổng chi phí này. Nếu có bất kì vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán sản xuất hãy gửi ngay câu hỏi về https://lamketoan.edu.vn/ chọn biểu tượng “Logo” xanh góc phải phái cuối màn hình để được giải đáp tức thì 24/7 trực tiếp 1:1 miễn phí.

lập bảng tính giá thành sản phẩm 11
Ảnh 6. Hỏi đáp nghiệp vụ lập bảng tính giá thành sản phẩm

TẢI VỀ : File mẫu lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel PP theo định mức

Hy vọng bài viết về cách lập bảng tính giá thành sản phẩm Excel đã giúp bạn có được công cụ hữu ích cho công việc! Đừng quên tải file miễn phí và truy cập Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật những ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học và dịch vụ kế toán nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *