Hóa đơn mua vàng | Cách xử lý doanh nghiệp xuất hóa đơn tặng vàng cho khách hàng, nhân viên như thế nào? Bạn hãy cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Thông tư 96/2015/TT-BTC đã không còn giới hạn là 15% chi phí đối với khoản chi quà biếu, tặng, cho khách hàng như trước đây nữa. Do đó, quà tặng cho khách hàng, đối tác, cán bộ công nhân viên cũng được đầu tư nhiều hơn. Vàng bạc đá quý là những món quà tặng đang rất được ưa chuộng hiện nay, vậy cách xử lý Doanh nghiệp xuất hóa đơn vàng tặng cho khách hàng, nhân viên như thế nào cho phù hợp ?
1. Cách xử lý DN xuất hóa đơn mua vàng tặng khách hàng, nhân viên
Sau đây là cách xử lý Doanh nghiệp xuất hóa đơn tặng vàng cho khách hàng, nhân viên
Trước hết, tìm hiểu về quy định về hàng cho biếu tặng khách hàng, đối tác:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Như trên, chúng ta sẽ thắc mắc tại sao hàng hóa, dịch vụ để cho biếu tặng thì phải lập hóa đơn GTGT?
Theo Khoản 9 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:
“…2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
– Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng…”
Do vậy hàng hóa, dịch vụ để cho biếu tặng thì BẮT BUỘC phải lập hóa đơn GTGT mới được tính là chi phí hợp lý.
NGOÀI RA, theo quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC thì vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác là đối tượng KHÔNG CHỊU THUẾ. Còn nếu vàng đem chế tác thành nữ trang chịu thuế GTGT là 10%.
2. Phương pháp tính thuế khi DN xuất hóa đơn mua vàng tặng khách hàng, nhân viên
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, chi tiết phần quà biếu/tặng mà cần có phương pháp kê khai và thuế suất khác nhau.
2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua, bán, chết tác vàng, bạc, đá quý
Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua, bán, chết tác vàng, bạc, đá quý thì áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, cụ thể:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Giá trị gia tăng | x | Thuế suất thuế giá trị gia tăng |
TRONG ĐÓ:
Giá trị gia tăng | = | Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra (là giá bán thực tế bao gồm công chế tác (Nếu có) | – | Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng (đã bao gồm thuế GTGT) |
– Nếu trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.
– Nếu không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.
– Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
XEM THÊM
2.2 Đối với doanh nghiệp không phải kinh doanh hoạt động mua, bán, chết tác vàng, bạc, đá quý
Đối với doanh nghiệp không phải kinh doanh hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì áp dụng theo phương pháp khấu trừ trên giá trị gia tăng, khi công ty có nhu cầu mua Vàng làm quà tặng cho khách hàng thì trên hoá đơn mua vàng hàng biếu tặng kế toán phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tiến hành tính thuế GTGT như hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng (theo quy định tại Khoản 9, điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC), theo hướng dẫn tham khảo như sau:
– Ở mục “Họ và tên người mua hàng”: Kế toán ghi tên người mua hàng/người được tặng.
– Tên đơn vị: Tên đơn vị/cá nhân nhận quà tặng (Nếu khách không lấy hoá đơn hàng biếu tặng thì điền “Khách hàng không lấy hoá đơn”).
– Mã số thuế và địa chỉ người mua hàng: Ghi thông tin của đơn vị/cá nhân nhận quà tặng.
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Điền tên hàng hóa quà tặng và ghi chú kèm theo, ví dụ: Hàng cho biếu tặng không thu tiền.
– Đơn vị tính và số lượng: Thông tin điền giống như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
– Đơn giá: Mục này sẽ ghi giá bán của hàng hóa là quà tặng.
– Mục thành tiền, thuế suất và cộng tiền hàng: Điền thông tin giống hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
2.3 Doanh nghiệp tiến hành kê khai sau khi lập hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ là quà tặng
Kế toán kê khai hóa đơn GTGT MUA VÀO hóa đơn mua vàng: Mua hàng hoá về làm quà tặng thì sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào.
Kế toán kê khai hóa đơn GTGT XUẤT RA hóa đơn mua vàng: Trong trường hợp này doanh nghiệp phải xuất hoá đơn GTGT, trên đó cần điền đủ các thông tin chỉ tiêu, thuế VAT được tính như những loại hàng hoá, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát sinh.
3. Phát sinh giao dịch mua vàng không đúng chỗ bị phạt bao nhiêu?
3.1 Điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng
DOANH NGHIỆP | TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
– Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. – Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. – Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên. – Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 02 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế). – Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 03 tỉnh, thành phố trở lên. | – Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên. – Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng. – Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 05 tỉnh, thành trở lên. |
3.2 Đâu là cơ sở đủ điều kiện mua vàng đúng chỗ để không bị phạt?
Theo Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định trường hợp mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt
– Cảnh cáo: Vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Riêng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng không có giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 300 – 400 triệu đồng theo điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên, mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bị phạt cao nhất đến 20 triệu đồng (mức phạt giảm mạnh so với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 94/2014/NĐ-CP trước đây).
Do đó, khi mua vàng miếng, cá nhân, tổ chức cần kiểm tra nơi dự định mua có đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng hay không. Đặc biệt khi mua vàng ngày Thần Tài, người dân lại càng cần phải chú ý điều này để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách xử lý DN xuất hóa đơn mua vàng tặng khách hàng, nhân viên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận bài viết, hoặc liên hệ trực tiếp theo số Hotline trên Website. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.