Cấp giấy phép phân phối rượu | Là một hình thức kinh doanh được hiểu như việc bán lẻ rượu và cả bán buôn rượu nhưng với quy mô lớn hơn rất nhiều. Như các bạn đã biết, rượu bia là một trong những mặt hàng mà nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy khi bạn muốn thực hiện phân phối rượu thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép phân phối rượu theo quy định. Vậy cấp giấy phép phân phối rượu như thế nào? Hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu quy trình thủ tục cấp giấy phép trong bài viết sau đây nhé.
Giấy phép phân phối rượu là giấy gì?
Giấy phép phân phối rượu được hiểu đơn giản là giấy chứng nhận cho phép hoạt động nhập khẩu rượu.
1. Cấp giấy phép phân phối rượu cần những điều kiện gì?
Hiện nay theo quy định mới nhất tại Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
”1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên( đã được bãi bỏ).
– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định( đã được bãi bỏ).
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định( đã được bãi bỏ).”
Nếu như các bạn không xin giấy phép phân phối rượu hoặc giấy phép đã hết hạn mà không kịp thời gia hạn thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể tại Khoản 3 và khoản 5 điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
……
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.”
XEM THÊM:
Muốn làm được kế toán trưởng trong nhà hàng khách sạn bạn nên làm gì?
3. Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu
BƯỚC 1: HỒ SƠ CHUẨN BỊ
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã nêu trên.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương tự.
– Tài liệu liên quan về hệ thống phân phối rượu, có một trong hai loại sau:
- Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu, bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tài liệu của nhà cung cấp rượu liên quan:
- Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc có ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
- Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước thì cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu của thương nhân đó.
BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ
Có 2 địa điểm nộp hồ sơ tùy theo mức độ cồn của rượu như sau:
- Đối với rượu từ 5,5 độ cồn trở lên thì tiến hành xin cấp giấy phép phân phối rượu và nộp hồ sơ tại Bộ Công thương.
- Đối với rượu dưới 5,5 độ cồn thì xin giấy phép và nộp hồ sơ tại Phòng kinh tế quận/huyện nơi thương nhân đặt địa điểm kinh doanh.
BƯỚC 3: TRẢ KẾT QUẢ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp cơ quan nhà nước từ chối cấp thì cơ quan nhà nức phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp thương nhân bị thiếu sót hồ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Giấy phép được cơ quan nhà nước cấp thành nhiều bản, cụ thể:
02 bản lưu tại nơi cấp giấy phép;
01 bản gửi doanh nghiệp, doanh nhân được cấp giấy phép;
01 bản Cục Quản lý thị trường giữ;
01 bản Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
01 bản Sở Công Thương mỗi nơi khi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu
- 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
Thời hạn của Giấy phép phân phối rượu?
Thời hạn giấy phép phân phối rượu có hiệu lực trong vòng 05 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, các bạn phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép. Hồ sơ, thẩm quyền và thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Để chắc chắn nhận được câu trả lời bạn vui lòng gửi câu hỏi lên Group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan (nếu bạn không muốn công khai bạn có thể đặt câu hỏi Ẩn danh riêng tư)
Như vậy kế toán Việt Hưng đã chia sẻ cho các bạn thủ tục cấp giấy phép phân phối rượu mới nhất. Chúc các bạn thành công!