Trước đó, quy định mới về hóa đơn điện tử chỉ được áp dụng tại 6 tỉnh, thành phố và dự kiến sẽ triển khai trên cả nước kể từ ngày 1/7/2022. Thế nhưng, ngày 24/2, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi tiết mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng.
Quy định mới về hóa đơn điện tử áp dụng cho 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 4/2022 gồm: Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái…
Quyết định với nội dung quy định mới về hóa đơn điện tử nêu rõ, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
Cục Thuế 57 tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương do Lãnh đạo tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của Cục Thuế và các sở, ban, ngành có liên quan.
Cục Thuế các địa phương chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các báo đài, tổ chức truyền thông tại địa phương để tuyên truyền kịp thời lợi ích của việc thực hiện hóa đơn điện tử và những nội dung mới của hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
Đồng thời, rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng đơn vị các nội dung ngay từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Lộ trình triển khai quy định mới về hóa đơn điện tử
– Từ tháng 11/2021: Triển khai HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định. Triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh cho hộ kinh doanh.
– Từ 1/1/2022 đến 31/3/2022: Triển khai HĐĐT đối với hộ kinh doanh kê khai đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT như doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố
– Từ 1/4/2022 đến trước 1/7/2022: Triển khai giải pháp hỗ trợ thực hiện HĐĐT trên các thiết bị thông minh có kết nối Internet tại 6 tỉnh, thành phố. Dự kiến triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế.
So sánh các hình thức hóa đơn điện tử
SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ | |||
Hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai | Hộ kinh doanh theo phương pháp khoán | Hộ kinh doanh theo nộp thuế theo từng lần phát sinh | |
+ HĐĐT có mã của CQT + HĐĐT có mã của CQT khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu đến CQT | Cơ quan thuế cấp HDĐT có mã theo từng lần phát sinh | ||
Thời điểm xuất hóa đơn | Ngay khi cung cấp dịch vụ, hàng hóa | Khi hộ kinh doanh có nhu cầu theo từng lần phát sinh | |
Thủ tục để sử dụng HĐĐT | Đăng ký mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT qua TVAN | Mẫu 06/ĐN-PSĐT trực tiếp với cơ quan thuế theo từng lần phát sinh | |
Quản lý thuế đối với HKD | Phải áp dụng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC | Hồ sơ khai thuế để được cấp hóa đơn: + Tờ khai thuế mẫu 01/CNKD + Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp HH, DV + Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng + Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ HH (Điều 12, 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC) | |
Kê khai nộp thuế | Kê khai theo tháng, quý | Kê khai, nộp thuế trước khi CQT cấp HĐĐT |
Cách tra cứu hóa đơn điện tử: Tùy trường hợp, tùy từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh mà việc áp dụng quy định mới về hóa đơn điện tử sẽ khác nhau. Do đó bạn cũng cần nắm rõ cách tra cứu sau đây
1. Sử dụng thông tin link tra cứu và mã tra cứu được in trên bản thể hiện PDF của HĐĐT
2. Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn
– Nếu người mua chưa đăng ký sử dụng HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
– Nếu người mua đã được cấp tài khoản thì tra cứu được toàn bộ hóa đơn mua vào/bán ra
3. Tra cứu trên ứng dụng điện thoại Tra cứu hóa đơn (App Store và CH Play)
– Nếu người mua chưa đăng ký sử dụng HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
– Nếu người mua đã được cấp tài khoản thì tra cứu được toàn bộ hóa đơn mua vào/bán ra
Về việc xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót theo 2 trường hợp khác nhau, cụ thể là:
“1. Đối với hóa đơn điện tử:
a) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;
b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
d) Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);
đ) Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;
e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
2. Đối với bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử:
a) Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung;
b) Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp;
c) Việc điều chỉnh hóa đơn trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì phải điền đủ các thông tin: ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” tại Mẫu 01/TH-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (trừ trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
3. Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.”
Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác
“1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
3. Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
4. Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”
Quy định mới về hóa đơn điện tử đều là các thông tin rất quan trọng, do đó kế toán viên bắt buộc phải biết, cập nhật thường xuyên và hiểu thật rõ, từ đó tránh dẫn đến các lỗi sai không mong muốn. Truy cập thêm fanpage để tìm hiểu thêm thật nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ quá trình làm việc của bạn!
Cho em hỏi. E xuất hđdt mà lập hôm 23/6 lại ký vào 25/6 vậy có bị phạt ko. Giờ e làm điều chỉnh hoá đơn thay thế được không ạ. Em cảm ơn
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Trường hợp này bạn ngày hoá đơn và ngày ký khác nhau được bạn nhé! K cần điều chỉnh thay thế gì hết
Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!
A/c cho hỏi hỏi 1/7 này bắt buộc các Doanh nghiệp lên hddt thông tư 78 phải ko ạ, vì 1 số hoá đơn đầu vào bên e vẫn đang là hoá đơn theo tt123
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Trường hợp này thì 1/7 là bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử theo TT 78 và ND123. Các hoá đơn phát hành trước ngày 1/7 theo TT32 vẫn nhận được nhé!
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223