Khu chế xuất là gì? Những thông tin liên quan đến khu chế xuất mà doanh nghiệp cần biết là gì? Bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn các nội dung đó. Cùng tìm hiểu nhé!
Khu chế xuất là gì?
Khu chế xuất là gì? Đây sẽ được hiểu đây là một trong những khu công nghiệp chuyên dụng chỉ để sản xuất, chế biến, hoạt động các lĩnh vực cũng như dịch vụ liên quan đến việc xuất khẩu ra các nước trên Thế giới. Những khu Chế xuất này sẽ luôn được hưởng những quyền lợi cũng như ưu đãi hơn so với các khu Công nghiệp khác về việc thuê – mướn mặt bằng để sản xuất, thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng được giảm đáng kể.
Những khu chế xuất này sẽ được Nhà nước phân bổ ở một nơi có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầy đủ, giao thông nội bộ rộng rãi cho ô tô lớn ra vào và những khu này luôn cách xa nơi hộ dân sinh sống không nằm trong vùng đô thị có mật độ dân cư đông đúc. Việc điều hành cũng như quản lí ở khu chế xuất sẽ được chỉ đạo bởi Ban quản điều hành của khu chế xuất.
Theo Khoản 2 điều số 5 của Nghị Định 164/2013/NĐ-CP đã ra quyết định điều kiện để có thể cấp được giấy chứng nhận để đầu tư, mở rộng khu chế xuất đó là:
– Phải có được quy hoạch tổng thể, Kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt bới các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Những khu chế xuất này phải được quy hoạch ở những khu công nghiệp riêng xa với đô thị, có quy hoạch tổng thể, nếu như không có quy hoạch tổng thể mà chỉ đơn lẻ xuất phát một vùng nào đó thì rất bất ổn cho việc đi vào vận hành của các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất nếu như chỗ phần đất đó nằm trong khu quy hoạch của trục đường đô thị, dân cư… Cho nên muốn thành lập được khu chế xuất bắt buộc phần đất đó phải được quy hoạch tổng thể đúng với mục đích sử dụng.
– Tổng diện tích phần đất ở các khu chế xuất khi thành lập ở địa bàn, lãnh thổ của Tỉnh, Thành Phố trực thuộc Trung ương muốn cho các Doanh nghiệp có dự án đầu tư, cấp giấy phép chứng nhận Đầu tư thuê – thuê lại đất phải ít nhất là 60% tổng diện tích đó.
– Khu quy hoạch, có kế hoạch muốn sử dụng Đất phải được các Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những Doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất này cũng sẽ được hưởng những ưu đãi như:
– Được miễn Thuế thu nhập của Doanh nghiệp trong 2 năm đầu và 50% cho bốn năm tiếp.
Ví dụ: Tại sao lại phải miễn giảm thuế 2 năm đầu và 50% cho 4 năm tiếp theo? Đây chính là phương án giúp các doanh nghiệp chế xuất khi mới vận hành vào công việc có thể giảm được áp lực phần nào đó về tài chính cho các doanh nghiệp đó. Nếu như mới thành lập mà bị bắt buộc đóng rất nhiều loại thuế thì khả năng khi chưa đi vào quỹ đạo Công ty có thể bị phá sản vì chưa có được lượng đơn ra đủ. Chính vì vậy việc miễn thuế này góp phần nào cho các Doanh nghiệp chế xuất trong những năm đầu, xây dựng được nền móng vững chắc hơn.
– Các Doanh nghiệp khu chế xuất sẽ được miễn số tiền thuê Đất ở đây theo Điểm b, Khoản 3, Điều 19 của Nghị Định 46/2014/NĐ-CP.
– Luôn được Nhập Khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất mà không bị giới hạn bởi một điều khoản hay luật định nào.
Ví dụ: Một doanh nghiệp chế xuất khi muốn mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhưng lại bị giới hạn bởi rất nhiều điều khoản, khó khăn trong các thủ tục thì có doanh nghiệp nào muốn vươn ra tầm Thế giới không?
– Luôn được nằm trong diện ưu tiên khi làm các thủ tục xuất – nhập.
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Sau khi hiểu định nghĩa khu chế xuất là gì, chúng ta sẽ dễ dàng có định nghĩa về doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất chính là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được thành lập – hoạt động theo những quy định mà Chính phủ đề ra cho các doanh nghiệp chế xuất.
Những sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất bắt buộc phải là các mặt hàng xuất khẩu 100% ra thị trường nước ngoài, phải khai báo rõ ràng về hoạt động sản xuất các mặt với Cơ quan Hải Quan khi đó mới có thể trở thành doanh nghiệp trong khu chế xuất.
Những quan hệ về nguồn hàng ở các Doanh nghiệp Chế xuất với các Doanh nghiệp trong Việt Nam đều phải là giao dịch xuất – nhập khẩu, bắt buộc phải đi theo quy định của luật pháp Việt Nam về xuất – nhập khẩu.
Những doanh nghiệp chế xuất này sẽ được miễn giảm thuế xuất – nhập khẩu hàng hóa từ các Khu chế xuất khi xuất khẩu ra nước Ngoài và cũng sẽ được miễn giảm thuê khi nhập khẩu Nguyên vật liệu từ nước ngoài vào khu chế xuất. Nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện cũng như đưa ra các ưu đãi dành cho các Doanh nghiệp đầu tư ở Khu chế xuất theo Quy định của Luật pháp Việt Nam.
Những điều khoản ưu đãi đó luôn chỉ dành cho doanh nghiệp chế xuất vì đây là những doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam, thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp GDP trong nước ta tăng mạnh, tạo ra được cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam, giảm được tỉ lệ tình trạng thất nghiệp ở nước ta.
Theo quy định mới với Nghị định sửa đổi 114/2015 bổ sung thêm ở điều 21 của Nghị Định 29/2008, 164/2013 về các Khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất đó chính là:
– Phải được ngăn cách phần đất bằng tường rào có các cổng ra vào và phải đảm bảo được các điều kiện với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát của các Cơ quan Hải Quan và Các Cơ quan có chức năng liên quan.
Ví dụ: Trong Khu Chế xuất phải xây dựng các cổng chính ra vào, có người bảo vệ, giám sát ở đó. Quanh khu chế xuất nên được bao bọc bằng các hàng rào thép B40 và có các camera giám sát quanh khu chế xuất, vừa đảm bảo được an toàn trong khu chế xuất, vừa giúp các đơn vị kiểm tra có thể giám sát dễ dàng hơn.
– Các doanh nghiệp chế xuất sẽ được phép mua nguyên vật liệu, dụng cụ Văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm ở nội địa Việt Nam để xây dựng Công trình, phục vụ các nhu cầu cho Văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ – công nhân đang tham gia phục vụ cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Các Doanh nghiệp trong Khu chế xuất khi mua các nguyên vật liệu như kim chỉ, vải, giấy A4, mực in, thực phẩm mỗi ngày… cũng sẽ không cần khai báo với cơ quan hải quan, chỉ cần hạch toán vào sổ kế toán bình thường theo quy định.
– Những Doanh nghiệp chế xuất cũng như những người bán hàng cho các đơn vị doanh nghiệp chế xuất không cần phải thực hiện các thủ tục xuất – nhập khẩu, hải quan cho các mục như: Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, hàng tiêu dùng nội địa ở Việt Nam.
– Cán bộ và công nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất sẽ không cần phải khai báo với hải quan khi đem ngoại hối ở nội địa vào khu chế xuất, tương tự ngược lại cũng sẽ như vậy.
– Doanh nghiệp Chế xuất sẽ được Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm, hàng hóa, các hoạt động trực tiếp liên quan đến việc mua bán những hàng hóa tại Việt Nam bắt buộc phải mở Sổ hạch toán thu – chi liên quan đến hoạt động đó.
Thuế suất ra sao?
– Tất cả các mặt hàng hiện nay, khi muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu một số loại thuế riêng. Chỉ ngoại trừ ở trường hợp những hàng hóa Nhập khẩu ở nước ngoài đi vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng riêng ở Khu đó, hoặc hàng hóa đưa từ khu phi thuế này sang khu phi thuế khác nằm trong diện các đội tượng không phải chịu Thuế.
– Doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất không cần phải kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp với các cơ quan Thuế. Có thể hiểu rằng, Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp chế xuất sẽ bằng 0%. (Thuế giá trị gia tăng đầu vào ở đây chính là số thuế ghi trên những hóa đơn hay còn gọi là liên đỏ thuộc đầu vào khi các doanh Nghiệp mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ).
– Các cá nhân hay tổ chức có Cơ sở Sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đang nằm trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ được quyền sỡ hữu hay quyền sử dụng các loại máy móc, thiết bị ở Cơ sở sản xuất chỉ cần phù hợp với Nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện Nhập khẩu dùng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, và phải thực hiện việc thông báo Cơ sở Sản xuất đúng theo quy định của Pháp Luật Việt Nam về Hải quan đã ban hành theo các thông tư, nghị định.
– Đối với những trường hợp các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa từ Việt Nam ra thị trường nước ngoài, xuất – nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, Mua hàng hóa từ thị trường Việt Nam bán sang nước ngoài, mua hàng của các đơn vị doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất bán vào Việt Nam hay ngược lại, Mua hàng hóa ở Việt Nam bán qua lại ở các doanh nghiệp chế xuất với nhau. Đều bắt buộc phải đăng kí, khai báo với Ban quản lí của khu công nghiệp chế Xuất, đăng kí với Sở Kế Hoạch Đầu tư mới được thực hiện các hoạt động mua – bán đó. Các doanh nghiệp chế xuất bắt buộc phải đăng kí thuể với Cơ quan Thuế nội địa và thực hiện việc Mở sổ hạch toán (Không được Hạch toán gộp chung vào Hoạt động sản xuất).
Phát triển kinh doanh hàng hóa, sản phẩm ra Thị trường của nước ngoài luôn là việc được Nhà nước ta ủng hộ, khuyến khích Phát triển để tăng GDP của Việt Nam. Chính những việc mua bán này sẽ đem lại sự giao lưu cũng như phát triển nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam hội nhập – vươn xa tới các nước bạn. Đây cũng là một trong những Cơ hội phải gọi là rất tốt cho việc phát triển sản phẩm, hàng hóa nội địa ra nước bạn. Nhà nước luôn tạo điều kiện, đưa ra những ưu đãi hấp dẫn cho các Doanh nghiệp nằm trong khu Thuế xuất để phát triển mạnh lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
Hi vọng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết bạn đã định nghĩa được khu chế xuất là gì, đồng thời nắm rõ chắc thông tin liên quan về khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Truy cập thêm fanpage để không bỏ lỡ những nội dung chuyên sâu liên quan đến kế toán nhé!