Các phương pháp giá thành đối với doanh nghiệp sản xuất

Các phương pháp giá thành khác nhau mà nhà quản trị có thể áp dụng sao cho phù hợp nhất với thực trạng doanh nghiệp. Kế toán Việt Hưng giới thiệu đến bạn đọc các phương pháp tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất.

phương pháp giá thành

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản phẩm hoàn thành.

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁ THÀNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Các phương pháp tính giá thành đối với công ty sản xuất hiện đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay:

1. Phương pháp giản đơn 

Phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn. Có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Tổng giá thành sp hoàn thành trong kỳ 

=

CPSX dở dang đầu kỳ 

+

CPSX phát  sinh trong kỳ 

Các khoản làm giảm chi phí 

CPSX dở dang cuối kỳ

VÍ DỤ

Tại phân xưởng X của công ty Việt Hưng, sản xuất sản phẩm B, trong tháng 5/2019 có số liệu sau:

-> Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tất cả các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

Các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T8/19 như sau:

phương pháp giá thành

KẾT QUẢ: Đã hoàn thành nhập kho được 5.000 sản phẩm, sản phẩm dở dang 1.290 sản phẩm

phương pháp giá thành
Thẻ tính giá thành sản phẩm

2. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Áp dụng với doanh nghiệp trong trường hợp cùng một công nghệ sản xuất kết quả ngoài sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ.

Điều kiện sản phẩm được coi là sản phẩm phụ:

  • Sản phẩm không phải mục đích chính của sản xuất
  • Có giá trị sử dụng
  • Chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính (<10%)
Tổng giá thành sp chính hoàn thành trong kỳ 

=

CPSX SP chính dở dang đầu kỳ 

+

CPSX phát  sinh trong kỳ 

Giá trị sản phẩm phụ

thu hồi ước tính

 

CPSX SP chính dở dang cuối kỳ

VÍ DỤ

DN sản xuất gỗ để bán ra thị trường, trong quá trình tạo ra sản phẩm chính là Gỗ và sản phẩm phụ là Vỏ cây để bán cho nhà máy giấy. Nên công ty áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ (sản phẩm chính: m3, sản phẩm phụ: Kg). Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Các khoản mục chi phí trong tháng 8/2019 như sau:

C%C3%A1c kho%E1%BA%A3n m%E1%BB%A5c chi ph%C3%AD trong th%C3%A1ng 5 2017 pp loa%CC%A3i tr%C6%B0%CC%80 sp phu%CC%A3

2 Sản phẩm thu được trong kỳ như sau:

– Gỗ hoàn thành nhập kho 3.146 m3

– Vỏ cây thu được 20.000 kg, giá trị thu hồi ước tính 100.000 nghìn đồng và doanh nghiệp chưa bán.

KẾT QUẢ

T%E1%BB%95ng cpsxttps li%C3%AAn quan t%E1%BB%9Bi s%E1%BA%A3n ph%E1%BA%A9m G%E1%BB%97 v%C3%A0 V%E1%BB%8F c%C3%A2y pp loa%CC%A3i tr%C6%B0%CC%80 sp phu%CC%A3

– Xác định tổng chi phí sản xuất của Vỏ cây: Theo giá trị thu hồi ước tính là: 100.000 nghìn đồng

– Tính tỷ trọng phân bổ của chi phí sản xuất Vỏ cây trong tổng chi phí sản xuất thực tế, như sau:

T%C3%ADnh t%E1%BB%B7 tr%E1%BB%8Dng pb c%E1%BB%A7a cpsx V%E1%BB%8F c%C3%A2y trong t%E1%BB%95ng chi ph%C3%AD s%E1%BA%A3n xu%E1%BA%A5t th%E1%BB%B1c t%E1%BA%BF

– Tính chi phí sản xuất Vỏ cây theo từng khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung), như sau:

T%C3%ADnh cpsx V%E1%BB%8F c%C3%A2y theo t%E1%BB%ABng kho%E1%BA%A3n m%E1%BB%A5c chi ph%C3%AD pp loa%CC%A3i tr%C6%B0%CC%80 sp phu%CC%A3

– Tính giá thành sản xuất Gỗ, như sau:

T%C3%ADnh gi%C3%A1 th%C3%A0nh s%E1%BA%A3n xu%E1%BA%A5t G%E1%BB%97 pp loa%CC%A3i tr%C6%B0%CC%80 sp phu%CC%A3

pp giá thành sx
Thẻ tính giá thành sản phẩm 2

 

3. Phương pháp phân bước

Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ=Giá thành SP giai đoạn 1+Giá thành SP giai đoạn 2++Giá thành SP giai đoạn n

Ví dụ

Công ty may Việt Hưng, sản xuất loại áo sơ mi B phải qua 2 phân xưởng. Một là phân xưởng Cắt may (giai đoạn 1). Hai là phân xưởng Hoàn thiện – là áo và kiểm soát chất lượng sản phẩm (giai đoạn 2 – cuối).

Trong tháng 8/2019 có các tài liệu sau: DN đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng phân xưởng theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (ĐV: Cái)

> Phân xưởng Cắt May trong T8/19:

3

-> Hoàn thành 11.000 bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng Hoàn Thiện tiếp tục sản xuất, còn lại 640 sản phẩm dở với mức độ hoàn thành 90%.

> Phân xưởng Hoàn Thiện T8/19:

4

-> Nhập kho 11.000 bán thành phẩm từ phân xưởng Cắt May chuyển sang và cuối T8/19 hoàn thành nhập kho 11.000 áo sơ mi A (không có sản phẩm dở dang)

KẾT QUẢ

Với số liệu trên, kế toán tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm như sau:

(1)Tính giá thành bán thành phẩm T8/19 tại phân xưởng Cắt May:

(1.1) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T8/19

5

 

Muốn tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T8/19 theo chi phí nhân công trực tiếp và chi phi sản xuất chung, kế toán phải quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau:

6

7 1

8

 

⇒ Giá trị sản phẩm dở dang cuối T8/19 tại phân xưởng Cắt May là: 84.673 + 53.241+ 14.927= 152.842 nghìn đồng.

(1.2) Lập bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May

Ngay khi tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T8/19 tại phân xưởng Cắt May, kế toán lập bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May như sau:

bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May
Bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May

(2) Phân xưởng Hoàn Thiện không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kế toán lập bảng tính giá thành thành phẩm ở phân xưởng Hoàn Thiện như sau:

bảng tính giá thành thành phẩm ở phân xưởng Hoàn Thiện
Bảng tính giá thành thành phẩm ở phân xưởng Hoàn Thiện

4. Phương pháp hệ số

Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc

=

Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)

Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại

=

Giá thành đơn vị

sản phẩm gốc

x

Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại

  • Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất có nhiều nhóm sản phẩm cùng loại.
  • Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức). Kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại

VÍ DỤ

DN sản xuất dép cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất dép cho ra nhiều loại dép khác nhau: Dép A, dép B và dép C. Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số:

Giá bán loại dép A là 200.000 đ/đôi.

Giá bán loại dép B là 250.000 đ/đôi.

Giá bán loại dép C là 300.000 đ/đôi.

Doanh nghiệp chọn dép A là sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi là 1. Doanh nghiệp xây dựng hệ số quy đổi theo giá bán.

Vậy hệ số quy đổi của từng loại dép được xác định như sau:

Hệ số quy đổi dép A xây dựng là 1.

Hệ số quy đổi dép B = 250.000đ: 200.000đ = 1,25.

Hệ số quy đổi dép C = 300.000đ: 200.000đ = 1,5.

(1) Trong tháng kế toán tính toán được như sau:

– Số lượng dép A hoàn thành nhập kho: 2.000 đôi.

– Số lượng dép B hoàn thành nhập kho: 3.000 đôi.

– Số lượng dép C hoàn thành nhập kho: 4.000 đôi.

(2) Kế toán tập hợp chi phí và số liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: 

11 1-> Dựa vào kế toán tính giá thành của từng loại sản phẩm như sau (ĐVT: Số lượng đôi; số tiền 1.000d)

12 1

Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn
Bảng quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn

 

Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn (dép A) = 1.650.000 : 11.750 = 140,42553 nghìn đồng /đôi

bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm
Bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm

5. Phương pháp định mức

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ=Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loạixTỉ  lệ chi phí (%)

Trong đó: 

Tỉ  lệ chi phí (%)=Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩmx100
Tổng giá thành sản xuất  kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP

VÍ DỤ

Để sản xuất ra sản phẩm là thùng đựng rác, cần có 3 nguyên vật liệu bao gồm A, B, C. Căn cứ để xác định giá thành định mức là mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tính chi phí định mức.

(ĐVT: 1000d)

1 2

KẾT QUẢ

Chi phí trực tiếp theo định mức tiêu hao cho ra 1 sản phẩm Thùng đựng rác là = (4 x 10) + (5 x 15) + ( 3 x 9) = 142.000 đồng.

6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.

Giá thành của từng đơn hàng=CP nguyên vật liệu trực tiếp  + CP nhân công trực tiếp  + CPSX chung phát sinh
VÍ DỤ
Doanh nghiệp sản xuất tủ văn phòng, có một phân xưởng sản xuất chính, trong tháng 8/2019 có nhận được 2 đơn đặt hàng số 1 và số 2. Số liệu tập hợp được trong tháng 8/2019 như sau: 

15 1

Chi phí sản xuất chung cho cả 2 đơn hàng là 312.000 nghìn đồng. Được phân bổ cho 2 đơn hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Cuối tháng 8/2019 đơn hàng 1 sản xuất xong giao 95 cái tủ hoàn thành cho khách hàng. Đơn hàng 2 chưa hoàn thành.

-> Dựa vào số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đơn hàng như sau:

-> Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng:

16

17

(1) Đơn hàng số 1 đã thực hiện xong có thẻ tính giá thành như sau:

18

(2) Vì đơn hàng 2 chưa thực hiện xong nên sản phẩm của đơn hàng 2 là sản phẩm dở dang và tổng chi phí dở dang của đơn hàng 2 là:

1.330.000 + 418.000 + 152.000 = 1.900.000 nghìn đồng.

Tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Do đó, mỗi đơn vị cần hiểu rõ từng phương pháp giá thành để vận dụng nhất quán cách tính cho công ty mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...