Muốn giỏi kế toán công ty sản xuất cần học từ đâu? Khi quyết định lựa chọn nghề kế toán, không ai là không mong muốn có được một vị trí làm việc tốt, vì vậy bạn sẽ phấn đấu rất nhiều để có thể làm tốt công việc và hơn nữa là trở thành một kế toán sản xuất giỏi chuyên môn và nghiệp vụ. Vậy muốn trở thành một kế toán sản xuất chuyên nghiệp, muốn thăng tiến nhanh trong công việc bạn cần bắt đầu học từ đâu?
1. Công việc cần làm của kế toán sản xuất
1.1 Công việc cơ bản
- Hạch toán theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy, kho (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.
- Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
- Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán trên cơ sở có định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản…
- Mở sổ theo dõi TSCĐ, CCDC và khấu hao TSCĐ, CCDC
- Theo dõi hàng hóa, nguyên vật liệu mua về, công nợ phải trả với nhà cung cấp.
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng (giỏi kế toán)
1.2 Việc quản lý kho
- Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế, sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất so với sổ sách.
- Chịu trách nhiệm về vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống mưa bão, thiên tai trong kho.
- Tổ chức công tác sắp đặt kho, bảo quản tránh thất thoát, phân loại nguyên vật liệu hàng hóa theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
- Xây dựng quy trình quản lý Kho, đào tạo nhân viên kho theo quy trình.Thường xuyên giám sát, kiểm tra thủ kho trong việc bảo quản – nhập xuất vật tư – thành phẩm.
- Kiểm soát quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu, hàng hóa (giỏi kế toán)
1.3 Phối hợp làm việc với các nhân viên cấp dưới
- Trực tiếp quản lý, điều hành các thủ kho.
- Đọc, xem xét các báo cáo của nhân viên.
- Đánh giá nhân viên theo quy định (giỏi kế toán).
- Hướng dẫn, phân công công việc hàng ngày cho thủ kho.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đào tạo nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ và chấp hành nội quy công ty.
1.4 Kết hợp với các phòng liên quan giải quyết công việc
- Cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời, đúng thời gian cho phòng Kế hoạch – Kinh doanh phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất.
- Xem xét & ký xác nhận bảng lương của khối sản xuất (giỏi kế toán).
- Kịp thời số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan (thông qua đề nghị và sự đồng ý của trưởng phòng)
- Dựa vào “Lệnh sản xuất” của phòng Kế hoạch – Kinh doanh lập phiếu xuất vật tư để thủ kho và phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày.
- Trách nhiệm chỉ đạo các kho giải quyết công việc nhanh chóng thuận lợi, đúng thủ tục phục vụ công tác sản xuất & kinh doanh.
1.5 Làm các công việc khác khi được cấp trên phân công
1.6 Làm thay công việc của nhân viên khi cần thiết
Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan (giỏi kế toán).
2. Kiến thức, kỹ năng cần có của Kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là một nghề chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, song công việc chủ yếu là làm việc với các con số. Muốn làm tốt kế toán sản xuất, các bạn cần phải nắm chắc các chế độ kế toán, chuẩn mực và các nguyên tắc kế toán liên quan đến lĩnh vực này (giỏi kế toán).
2.1 Các kiến thức thiết yếu để làm Kế toán sản xuất
- Tính lương, hạch toán tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất
- Cân đối nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
- Biết cách tập hợp chi phí phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm
- Có thể lập báo cáo lãi lỗ chi tiết cho từng thành phẩm sản xuất và xuất bán. Và báo cáo hoạt động kinh doanh cho mảng sản xuất
- Thông thạo cách tính giá thành sản phẩm (giỏi kế toán)
- Biết cách phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất
- Có thể xây dựng quy trình định mức nguyên vật liệu
2.2 Các kỹ năng cần có để làm Kế toán sản xuất
- Biết cách kiểm tra định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
- Biết cách kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao TSCĐ, công nợ, thuế GTGT và báo cáo thuế
- Có khả năng lập báo cáo tài chính theo từng tháng, quý, năm và các báo cáo khác.
- Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu (giỏi kế toán)
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu.
- Biết cách kiểm tra số dư cuối kỳ xem có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết không.
- Theo dõi công nợ, xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
2.3 Những báo cáo cần biết cách lập
- Báo cáo công nợ phải trả
- Báo cáo giá thành sản phẩm
- Báo cáo hàng tồn kho
- Báo cáo doanh thu
- Báo cáo công nợ phải thu
- Báo cáo chi phí
THAM KHẢO: Khóa học thực hành kế toán tổng hợp sản xuất
Trên đây là bài viết giới thiệu về Kế toán sản xuất và những kiến thức, kỹ năng cần có để có thể làm tốt giỏi Kế toán sản xuất. Hy vọng bài viết có thể cho các bạn có ý định làm kế toán sản xuất biết được mình nên học gì và bắt đầu từ đâu. Chúc các bạn thành công!