Hướng dẫn chi tiết cách tính giá thành sản phẩm

Việc xác định giá thành sản phẩm là một công việc quan trọng và cần phải được thực hiện chính xác và hợp lý. Dưới đây kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết các tính giá thành sản phẩm nhé!

cách tính giá thành sản phẩm
Cách tính giá thành sản phẩm DN sản xuất

Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1. Giá thành sản phẩm là gì? 

Giá thành sản phẩm thể hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

2. Đối tượng tính giá thành

* Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tính trong đó. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là chỉ tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình,…

* Căn cứ để xác định:

– Nhiệm vụ sản xuất mặt hàng đơn vị.

– Đặc điểm về sản xuất và tổ chức sản xuất.

– Yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên quản lý.

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp và kỹ thuật tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp.

3. Kỳ tính giá thành (cách tính giá thành sản phẩm)

Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm là thời điểm mà kế toán tính giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.

Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình…

*Cách tính giá thành sản phẩm giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn

a. Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản nhằm được tỉnh theo công thức sau:

cách tính giá thành sản phẩm

cách tính giá thành sản phẩm

Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng độ chính xác không cao. Vì thể, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

b. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ vừa sản xuất được sản phẩm chính vừa sản xuất được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính, ta phải loại trừ toàn bộ chi phí tính cho sản phẩm phụ. Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình sản xuất nhân với từng khoản mục tưởng ứng.

Sau khi tính được CPSX sản nhằm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chỉnh được tỉnh theo cũng thức:

26 1

c. Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong một quy trình sản xuất, cùng áp dụng một loại NVL nhưng thu được; đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và CPSX không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cả quá trình sản xuất. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về

cách tính giá thành sản phẩm

d. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở phương pháp hệ số, nhưng giữa các hệ số không có một hệ số quy đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí SX theo các nhóm sản phẩm cùng loại. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tiến hành theo 4 bước:

  • Tỉnh tống giá thành sản xuất thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục chi phí SX.
  • Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục chi phí SX.
  • Xác định ty lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí SX.
  • Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại SP và từng đơn vị SP. 1.6.4Inh giá thành ứ các đơn vị có quy trình cũng nghệ phức tạp

e. Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu của giải đoạn sau. Sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là thành phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mả phương pháp tính giá thành phản bước được chia thành:

  • Phương án kết chuyển song song (Không tính giá thành bán thành phẩm)

cách tính giá thành sản phẩm

Theo phương án này, chi phí SX ở từng giai đoạn tính trong thành nhảm được tính theo công thức:

cách tính giá thành sản phẩm

Sau đó, tổng cộng các CPSX ở các giai đoạn trong thành phần ta sẽ có thành phẩm.

  • Phương án kết chuyển tuần tự ( Có tính giá thành của bán thành phẩm)

cách tính giá thành sản phẩm

Sư đã 1.2. Sơ đã luân chuyển CSX theo phương án kết chuyển tuần tự

f. Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chỉ phí sản xuất chung, sau khi tận hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp… ).

Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.

Phương pháp này đơn giản, để làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các CPSX đã chỉ ra trong tháng ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản nhằm và CPSXDD đều có tính chất nhất định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục hộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.

Cách tính giá thành sản phẩm xác định đầy đủ các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. Chúc các bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...