Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận sản xuất.
Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau.
– Giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng, chịu chi phí. Như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh… Và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí…
– Giai đoạn hai là tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng tính gía thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được.
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính gía thành được chính xác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất. Có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).
– Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí.
– Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng. Sau đó là căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
Đối tượng chịu chi phí tính giá thành
– Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm, bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
– Tuỳ theo yêu cầu của hạch toán và tiêu thụ sản phẩm.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất chung.
- Chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí,
- Cùng phục vụ công tác quản lý,
- Phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành.
Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau sau:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả sản xuất.
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau :
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
- Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất. Hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng.
- Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến. Còn đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Căn cứ vào loại hình sản xuất:
- Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt. Còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn.
- Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ. Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:
- Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau. Ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
- Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên.
Kỳ tính giá thành:
- Là thời kỳ mà kế toán tính gía thành cần phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành.
- Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý.
- Đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
Cách phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên mối liên hệ giữa chúng và đối tượng chịu chi phí, kế toán Việt Hưng đã nêu trong bài viết trên. kế toán viên căn có vào đó để phân bổ các loại chi phí vào đúng đối tượng khi tính giá thành sản phẩm. Chúc các bạn thành công.