Kế toán trưởng là gì và nhiệm vụ của kế toán trưởng trong công ty

Kế toán trưởng là một trong những chức vụ có trình độ chuyên môn cao và có vai trò rất lớn trong doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì và nhiệm vụ của kế toán trưởng trong công ty như thế nào? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

kế toán trưởng
Kế toán trưởng trong công ty

1. Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở… và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Trong các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, Kế toán trưởng luôn đứng dưới, làm việc dưới quyền Giám đốc Tài chính (CFO).

(Theo Wikipedia)

2. Căn cứ theo quy định chung của pháp luật

Điều 53. Kế toán trưởng tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015:

kế toán trưởng

3. Tiêu chuẩn và điều kiện 

Theo Điều 54 tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015:

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

4. Trách nhiệm và quyền hạn

Theo Điều 55 tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015:

1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;

c) Lập báo cáo tài chính.

2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Ðiều này còn có quyền:

a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;

b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;

c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;

d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu qu của việc thi hành quyết định đó.

5. Các chức năng của kế toán trưởng

Kế toán trưởng thực hiện các chức năng nghĩa vụ sau:

3.1. Tổ chức công việc kế toán của doanh nghiệp; điều tra, giám sát việc dùng nguồn tài sản, nguồn tài chính, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

3.2. Tổ chức công việc phù hợp với yêu cầu của luật pháp hiện hành, dựa trên cơ cấu, đặc trưng hoạt động buôn bán của doanh nghiệp.

3.3 Phụ trách việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán để áp dụng cho việc thể hiện các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp; xây dựng việc việc kiểm kê, giám sát các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp; dựa vào dõi, giám sát việc phân tích và tổng hợp thông báo nguồn tài chính.

3.4. Bảo đảm tiến độ công việc của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cũng như tại các chi nhánh trực thuộc đơn vị.

Áp dụng các công cụ kỹ thuật cao, các kinh nghiệm tiên tiến của thế giới trong công việc nâng cao và hoàn thiện kiến thức của bản thân cũng như của các nhân viên trong bộ phận.

Cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông báo kế toán vế hoạt động buôn bán, các khoản thu chi của doanh ghiệp cho lãnh đạo, đưa ra các ý kiến đóng góp của mình để giúp lãnh đạo tìm kiếm được phương án giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

3.5. Tổ chức việc kiểm kê tài sản, dòng tiền cũng như các nguồn tài sản khác có liên quan đến hoạt động buôn bán hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.

3.6. Đảm bảo tính hợp pháp, tính kịp thời và tính chính xác trong việc lập sổ sách tài liệu kế toán, tính toán giá thành sản phẩm, mức lương, các bút toán tính thuế, bảo hiểm, công nợ với chủ đầu tư, khách hàng, ngân hàng cũng như các đối tác buôn bán khác.

3.7. Kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách, các bút toán thanh toán, các quy trình kiểm kê tài sản, điều tra các báo cáo nguồn tài chính, bảng cân đối kế toán cũng như các tài liệu khác có liên quan của doanh nghiệp và của các bộ phận, chi nhánh đơn vị.

3.8. Tham gia vào việc phân tích hoạt động buôn bán của doanh nghiệp dựa trên các số liệu nguồn tài chính kế toán nhằm mục đích xác định được nguồn dự trữ nguồn tài chính nội bộ, giảm thiểu các chi phí trong quá trình hoạt động buôn bán của doanh nghiệp.

3.9. Đưa ra dự báo nguồn tài chính hoặc cách giải quyết vấn đề trong việc hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp phòng ngừa rủi Ro buôn bán hoặc các sai phạm nguồn tài chính, vi phạm pháp luật buôn bán của nhà nước. Tham gia vào việc lập tài liệu giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mất mát, thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

3.10. Đưa ra các kiến nghị, các giải pháp trong việc thu hút nguồn nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính ổn định của ngân sách.

3.11. Thực hiện các giao dịch với ngân hàng trong việc vay tín dụng.

3.12. Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc nguồn tài chính kế toán, nguyên tắc quỹ cũng như các nguyên tắc khác.

3.13. Tham gia vào việc lập và ứng dụng các sổ sách kế toán, các bảng biểu dựa trên nguồn kiến thức về công nghệ thông báo.

3.14. Tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khuyến khích các nhân viên dưới quyền trong công việc chuyên ngành.

3.15. Lãnh đạo, quản lý nhân viên trong bộ phận.

6. Nhiệm vụ của kế toán trưởng 

Đối với công tác tài chính:

  • Kế toán trưởng là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Từ đó ngân quỹ vốn sẽ được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing…
  • Trực tiếp quản lý, theo dõi các nguồn vốn được đầu tư, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
  • Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho ban lãnh đạo.
  • Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.
  • Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp cân đối tăng giảm chi phí nhằm mang lại hiệu quả.
  • Kiểm tra, phân tích, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Đối với công tác kế toán:

  • Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.
  • Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.
  • Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán.
  • Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
  • Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các quy định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
  • Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, quý, năm. ..
  • Đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin kinh tế – tài chính.

7. Vai trò của kế toán trưởng

7.1 Mảng kế toán hành chính sự nghiệp

  • Lập các kế hoạch và hoặc định tài chính nhằm thực hiện ngân sách hàng năm.
  • Thực hiện các công tác tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng nguồn vốn.
  • Lập các báo cáo quyết toán theo đúng quy định.
  • Tư vấn và tham mưu và các lãnh đạo.
  • Chịu trách nhiệm về những vấn đề kế toán theo quy định của pháp luật.
  • Ghi chép lại đầy đủ và phản ánh một cách chân thực, chính xác, kịp thời, ghi chép một cách có hệ thống về tình hình luân chuyển và việc sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị.
  • Thực hiện việc kiểm tra và giám sát tình hình của việc dự toán thu và dự toán chi.
  • Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện những chỉ tiêu kinh tế cùng các tiêu chuẩn của Nhà nước đưa ra.
  • Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật kỷ luật về thu, chi và nộp ngân sách nhà nước.
  • Theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng, cấp nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, chấp hành tất cả các dự toán thu và chi của các đơn vị cấp dưới.

Yêu cầu:

  • Phản ánh đầy đủ và kịp thời, toàn diện đối với mọi khoản vốn, kinh phí và quỹ, tài sản cũng như các hoạt động kinh tế phát sinh của công ty.

7.2 Mảng kế toán doanh nghiệp

  • Thực hiện những công việc liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ chuyên môn kế toán theo đúng với quy định của Pháp luật quy định.
  • Tham mưu cho Ban giám đốc, Tổng giám đốc về chế độ kế toán cũng như những thay đổi của chế độ qu từng thời kỳ trong các hoạt động kinh doanh.
  • Theo dõi sự vận động của vốn kinh doanh, phản ánh lại sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thức, tham mưu cho Ban lãnh đão những vấn đề có liên quan.
  • Tạo nên mạng lưới các thông tin về quản lý một cách hữu hiệu, xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng, quản lý sản xuất cùng các hệ thống quản lý khác.
  • Phối hợp với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin góp phần quản lý một cách hữu hiệu hơn.
  • Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về các công tác Tài chính Kế toán.
  • Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty.
  • Phân tích và đánh giá tài chính của các dự án, các công trình trước khi trình bày lên cấp trên.
  • Đảm bảo nguồn vốn đối với các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Thực hiện các chức năng khi được cấp trên giao phó.
  • …v.v…

Kế toán trưởng là một người có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn mong muốn ở vị trí này trong tương lai thì hãy tích lũy kinh nghiệm và chuyên môn để đáp ứng được công việc nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...