Đơn vị kế toán | Công việc kế toán trong trường hợp chia, tách, hợp nhất đơn vị kế toán được quy định ra sao. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc như Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, phân chia tài sản, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán,… cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là đơn vị kế toán?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì ta có thể hiểu như sau:
“4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Luật Kế toán 2015 sau đây có lập báo cáo tài chính.”
Tại Khoản 1,2,3,4,5 Điều 2 có nêu cụ thể:
“1. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”
Trường hợp chia đơn vị kế toán
Theo quy định tại Điều 43 Luật Kế toán 2015 về công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán như sau:
“1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
- Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.”
Trường hợp tách đơn vị kế toán
Theo quy định tai Điều 44 Luật Kế toán 2015 về công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán như sau:
“1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
- b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
- Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.”
Trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
Trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán được quy định các công việc kế toán tại Điều 45 Luật Kế toán 2015 như sau:
“1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
- Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;
- b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;
- c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.”
Trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
Theo quy định tại Điều 46 Luật Kế toán 2015 về công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán như sau:
“1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
- Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.”
Trường hợp chuyển đổi hình thức hoặc loại hình sở hữu
Theo quy định tại Điều 47 Luật Kế toán 2015 về công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu như sau:
“1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
- Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.”
XEM THÊM
Chứng từ kế toán điện tử là gì? Quy định mới nhất
Trường hợp bỏ sót hóa đơn nên kê khai tại kỳ phát sinh hay kỳ hiện tại?
Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản được quy định các công việc kế toán tại Điều 48 Luật Kế toán 2015 như sau:
“1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trên đây kế toán Việt Hưng đã chỉ ra những quy định về từng trường hợp chia, tách, hợp nhất đơn vị kế toán. Mong rằng bạn sẽ luôn ủng hộ Hãy truy cập vào Like Fanpage chúng tôi để đọc những bài viết tương tự.