Năm 2019, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ có những thay đổi theo các quy định của Nhà nước. Chi phí đóng BHYT là bao nhiêu? Mức hưởng BHYT như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được Kế toán Việt Hưng chia sẻ trong bài viết sau.
XEM THÊM
Truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Quyền lợi bảo hiểm y tế mới dành cho người lao động từ 12/2018
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện. Dành cho các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.
Với việc mở rộng đối tượng tham gia, hầu hết mọi thành phần trong xã hội đều được tiếp cận chính sách BHYT. Khi tham gia BHYT, người dân được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật.
2. Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:
Với học sinh, sinh viên:
- Học sinh, sinh viên có thể tham gia BHYT ngay tại trường mà mình đang theo học.
- Khi mua, học sinh, sinh viên chỉ cần thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh.
Với hộ gia đình:
- Hộ gia đình tham gia BHYT có thể mua tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn.
- Đồng thời, để mua BHYT theo hình thức này, đại diện hộ gia đình phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia BHYT (mẫu số TK1-TS);
+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu D01-HGĐ);
+ Bản chụp và bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
+ Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ để xác định việc giảm trừ mức đóng.
Với các cá nhân khác:
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng được mua BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.
- Về hồ sơ, người tham gia chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS). Sau đó thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị.
3. Chi phí mua bảo hiểm y tế
Tại Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 quy định: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Từ ngày 01/01/2019 đến hết 30/6/2019 mức tham gia BHYT hộ gia đình (theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng//tháng) sẽ là:
- Người thứ nhất: 62.550 đồng/tháng; 1 năm là: 750.600 đồng.
- Người thứ 2: 43.785 đồng/tháng; 1 năm là: 525.420 đồng.
- Người thứ 3: 37.530 đồng/tháng; 1 năm là: 450.360 đồng.
- Người thứ 4: 31.275 đồng/tháng; 1 năm là: 375.300 đồng.
- Từ người thứ 5 trở đi: 25.020 đồng/tháng; 1 năm là: 300.240 đồng.
Từ ngày 01/7/2019 trở đi mức tham gia BHYT hộ gia đình (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) sẽ là:
- Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng.
- Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng.
- Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng.
- Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng.
- Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng.
4. Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2019
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định về mức hưởng BHYT trái tuyến.
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy, khi đi bạn có thẻ bảo hiểm xã hội mà sinh con ở bệnh viện trái tuyến thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm với mức hưởng nêu trên.
>> Sau khi mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì bạn sẽ được bảo hiểm chi trả 80% chi phí khi bạn sinh con tại bệnh viện đúng tuyến. Còn khi sinh con ở bệnh viện trái tuyến tỉnh hoặc trung ương mà điều trị nội trú thì bạn sẽ được hưởng theo mức 48% ở tuyến tỉnh và 32% ở tuyến trung ương.
Hy vọng với những thông tin trên về BHYT, mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về chính sách tham gia bảo hiểm xã hội và lợi ích khi tham gia. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.