Đặc điểm công việc của kế toán ngân hàng thương mại

Kế toán ngân hàng thương mại thực hiện các giao dịch kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Vậy, đặc điểm công việc của kế toán ngân hàng thương mại là gì? 

kế toán ngân hàng thương mại
Đặc điểm công việc của kế toán ngân hàng thương mai

Kế toán ngân hàng là việc thu nhập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 

  • Dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra để toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng. 
  • Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm.
  • Kế toán ngân hàng ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tài chính của các ngân hàng bằng thước đo tiền tệ. 
  • Qua đó nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng. Làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.

1. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng thương mại

  • Phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan toàn diện, theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán
  • Phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý
  • Giám sát nghiêm ngặt mọi nghiệp vụ của ngân hàng. Đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và nhà nước.

2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng thương mại

2.1 Tính tổng hợp cao, tính xã hội cao

  • Đặc điểm này thể hiện ở chỗ kế toán ngân hàng không chỉ phản ảnh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng, mà nó còn phản ảnh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán… giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh tế. 
  • Do vậy những chỉ tiêu thông tin do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế, tài chính quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế.

Từ đặc điểm này đòi hỏi ngoài việc thực hiện các phương pháp kế toán chung, các chuẩn mực kế toán được thừa nhận. Ngành ngân hàng phải xây dựng chế độ kế toán phù hợp để có thể vừa phản ánh đầy đủ hoạt động của bản thân ngân hàng, vừa phản ảnh được hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế.

2.2 Kế toán ngân hàng tiến hành đồng thời giữa kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh

  • Nếu như ở các đơn vị, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp việc thực hiện các bút toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhất thiết phải vào sổ kế toán ngay (có thể để ngày hôm sau, hoặc theo từng định kỳ mới tiến hành vào sổ kế toán) thì ngược lại trong kế toán ngân hàng công việc này phải tiến hành đồng thời. 
  • Điều này đòi hỏi khi tiếp nhận chứng từ kế toán từ khách hàng hay chứng từ do nội bộ ngân hàng lập, nhân viên kế toán ngân hàng phải kiểm soát, xử lý theo nội dung của chứng từ. 
  • Nếu chứng từ đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp thì cho hoàn thành nghiệp vụ và phản ánh ngay vào sổ kế toán thích hợp (bằng tay hoặc bằng máy) để kiểm soát số dư tài khoản hạn mức tín dụng, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ các giao dịch mới.

Từ đặc điểm này, đã làm cho kế toán ngân hàng mang tính giao dịch rất cao.

2.3 Tính kịp thời và chính xác cao

  • Đối tượng kế toán ngân hàng có liên quan mật thiết với đối tượng kế toán của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế; mặt khác, hoạt động ngân hàng đã dẫn đến ngân hàng tập trung được một khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội, số vốn này thường xuyên biến động.
  • Vì vậy, kế toán ngân hàng phải có độ chính xác và kịp thời rất cao để một mặt đáp ứng yêu cầu hạch toán của NH.
  • Mặt khác phục vụ hạch toán của toàn bộ nền kinh tế. 
  • Mọi sự chậm trễ, thiếu chính xác của kế toán ngân hàng sẽ có tác động xấu đến tính kịp thời, chính xác trong hạch toán kế toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế có quan hệ với ngân hàng. Và làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.

2.4 Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp

  • Chủng loại chứng từ nhiều, khối lượng chứng từ lớn xuất phát từ tính đa dạng của các mặt nghiệp vụ ngân hàng và số lượng các giao dịch diễn ra hàng ngày tại các đơn vị ngân hàng là rất lớn. 
  • Mặt khác, chứng từ kế toán ngân hàng không chỉ minh chứng cho hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng mà còn minh chứng cho hoạt động kinh tế, tài chính và việc chu chuyển vốn của nền kinh tế. 
  • Do vậy, việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng có liên quan đến việc luân chuyển vốn tiền tệ của nền kinh tế.

Từ đặc điểm này đòi hỏi ngành ngân hàng phải xây dựng được hệ thống bản chứng từ kế toán một cách thích hợp để vừa thỏa mãn hạch toán tại các đơn vị ngân hàng (bằng tay và bằng máy), vừa đáp ứng yêu cầu hạch toán của nền kinh tế. 

Mặt khác, phải thiết lập chương trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ, điều này đồng nghĩa với việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.

2.5 Kế toán ngân hàng sử dụng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ.

  • Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. 
  • Nắm vững những đặc điểm trên đây chẳng những có ý nghĩa trong việc xây dựng chế độ kế toán ngân hàng mà còn có ý nghĩa trong việc tổ chức công tác kế toán. Và chỉ đạo, điều hành hoạt động kế toán ngân hàng ở từng đơn vị cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Các đặc điểm công việc của kế toán ngân hàng thương mại có sự khác biệt so với các ngành kế toán trong doanh nghiệp. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc kế toán trong ngân hàng, hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...