Nội dung dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Nội dung lập dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm mấy bước cơ bản, bạn có chắc chắn mình đã thực hiện thành thạo được nghiệp vụ này chưa? Cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để bổ sung thêm kiến thức cần thiết nhé!

Đơn vị HCSN có thu là gì?

Đây là 1 loại đơn vị HCSN công lập có nguồn thu sự nghiệp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy KT thực hiện theo quy định của của Luật kế toán.

Đơn vị HCSN có thu không thuộc các trường hợp DN phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật DN.

2. Đặc Điểm của đơn vị HCSN có thu?

Trước khi tìm hiểu về dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, có 5 đặc điểm giúp nhận biết đơn vị HCSN có thu:

Thứ 1, những hoạt động của các ĐV đó có tính xã hội, nó phục vụ các lợi ích cần thiết những loại hình dịch vụ thông thường (có thể hiểu loại hình này là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật) của xã hội để đảm bảo cho đời sống được diễn ra bình thường. Hoạt động của đơn vị SNCL không nhằm mục đích sinh lời.

Những sản phẩm, dịch vụ của đơn vị SNHC có thu chủ yếu mang giá trị về văn hoá, tri thức, những phát minh khoa học, y học, sức khỏe… có phạm vi phục vụ không chỉ trong 1 ngành hay 1 lĩnh vực nhất định mà sản phẩm và dịch vụ đó thông thường có tác động đến toàn bộ nền KT quốc dân.

Nội dung dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

 

Thứ 2, trong phạm vi của đơn vị HCSN có thu, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị SN và các tổ chức, cá nhân không thông qua thị trường đầy đủ, tức là nó không giống với hoạt động KD của các DN.

Có những dịch vụ chỉ yêu cầu người sử dụng phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả 1 phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng dịch vụ này của đơn vị HCSN có thu được thực hiện không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Thứ 3, các đơn vị HCSN có thu hoạt động không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan HCNN. Nó khác với hoạt động quản lý nhà nước.

Đơn vị HCSN có thu chỉ thực hiện vai trò của nhà nước, được nhà nước tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng SP, dịch vụ XH công cộng, hỗ trợ cho ngành, lĩnh vực KT hoạt động bình thường, thúc đẩy phát triển con người và phát triển KT

Thứ 4, đơn vị HCSN có thu có nguồn thu thường xuyên và ổn định từ hoạt động sự nghiệp, do đó nó khác với cơ quan quản lý HC ở chỗ mang lại nguồn thu cho NSNN và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước.

Thứ 5, đơn vị HCSN có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động SN, mang lại nguồn thu cho NSNN và được tự chủ về mặt TC.

3. Nội dung dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

 

Có 4 bước lập dự toán chi trong đơn vị HCSN có thu, bao gồm...

+ Nhóm chi thường xuyên

Đây là nhóm chi theo định mức đã được cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn trong quá trình lập dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan tài chính.

– Chi cho con người: bao gồm các khoản chi như lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp cho người lao động và phúc lợi tập thể cho người lao động. Để xác định kinh phí chi cho con người hằng năm tại cơ quan, đơn vị HCSN, người ta dựa vào số lao động bình quân tại cơ quan đơn vị và mức chi bình quân cho một cán bộ công nhân viên.

– Chi cho quản lý hành chính: bao gồm chi tiền chè nước tại cơ quan, chi trả tiền điện, tiền nước đã sử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giao dịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết …Các khoản chi này liên quan đến hoạt động và tổ chức của cơ quan đơn vị.

Việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính thường được dựa vào: (1) Số lao động bình quân; (2) Mức chi quản lý hành chính bình quân một cán bộ công nhân viên kỳ kế hoạch.

– Chi cho nghiệp vụ: Số chi này phụ thuộc vào tính chất hoạt động của mỗi cơ quan đơn vị và chế độ Nhà nước cho phép.

Số chi nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi cơ quan, đơn vị sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn với đặc điểm hoạt động của đơn vị đó và phù hợp với nhu cầu kinh phí, khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí thuộc NSNN

+ Nhóm chi không thường xuyên

– Mua sắm TSCĐ hữu hình và vô hình

– Sửa chữa lớn, đầu tư, xây dựng cơ bản

– Chi thực hiện tinh giảm biên chế

– Chi không thường xuyên khác

Để lập dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, đơn vị căn cứ vào thực trạng tài sản hiện có tại đơn vị, khả năng tài chính và tiêu chuẩn định mức.

Trình tự lập dự toán

Bước 1: Đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo

Căn cứ vào số liệu 9 tháng đầu năm, ước tình hình thực hiện quý IV, nhận xét đánh giá tình hình thực hiện các mặt công tác như: công tác chuyên môn, công tác quản lý tài chính, nhằm rút ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân để tìm ra những biện pháp hữu hiệu cho năm kế hoạch.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu năm kế hoạch

Căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch công tác mà cơ quan, đơn vị được giao trong năm để xác định các chi tiêu về lao động, các chỉ tiêu sự nghiệp… đây là cơ sở tính toán dự toán thu, chi hàng năm.

Bước 3: Tính toán dự toán

Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được xác định, các tiêu chuẩn định mức chi tiêu, các chính sách, chế độ của Nhà nước quy định cho từng ngành, đơn vị và nhu cầu thực tế để tính toán trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Ctx = CCN + CQL + CCM + CMS

Trong đó:

CTX: Nhu cầu chi thường xuyên trong năm kế hoạch

CCN: Nhu cầu chi cho con người trong năm kế hoạch

CQL: Nhu cầu chi quản lý hành chính trong năm kế hoạch

CCM: Nhu cầu chi nghiệp vụ trong năm kế hoạch

CMS: Nhu cầu chi không thường xuyên (thuộc nguồn vốn thường xuyên) của đơn vị trong năm kế hoạch.

Bước 4: Lên hồ sơ dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

Sau khi tính toán xong dự toán thu, chi trong năm kế hoạch, các cơ quan, đơn vị phải lên hồ sơ dự toán theo các biểu mẫu quy định hiện hành gửi cơ quan tài chính cấp trên. Hồ sơ dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu gồm:

– Các biểu mẫu phản ánh số liệu

– Bảng thuyết minh giải thích các số liệu trong biểu mẫu

Trên đây là hướng dẫn chi tiết và duy nhất về việc lập dự toán chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến kế toán hành chính sự nghiệp, tham khảo ngay qua website, fanpage của Kế Toán Việt Hưng, hoặc để lại bình luận dưới bài viết, đội ngũ giáo viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...