Bạn có biết: tài sản cố định (TSCĐ) là gì? TSCĐ thuê tài chính là gì? Tại sao lại phải sửa chữa TSCĐ đi thuê? TSCĐ đi thuê thì hạch toán vào chi phí như thế nào? Mời các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tài sản cố định (TSCĐ) là gì?
1. Định nghĩa
Tài sản cố định là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất.
2. Tiêu chuẩn và nhận biết của TSCĐ
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
3. Điều kiện ghi nhận TSCĐ
Theo quy định về tài sản cố định của pháp luật hiện hành có liên quan thì các điều kiện chung để ghi nhận là tài sản cố định bao gồm:
– Việc sử dụng tài sản này trong quá trình sản xuất kinh doanh chắc chắn phải mang lại lợi ích về kinh tế trong tương lai
– Thời gian sử dụng tài sản này là từ 01 năm trở lên
– Nguyên giá của tài sản này cũng phải được xác định một cách chính xác, đáng tin cậy và theo quy định thì sẽ có giá trị là từ 30 triệu đồng trở lên.
4. Các loại của TSCĐ
– Tài sản cố định được chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ Tài sản cố định hữu hình: Là toàn bộ những tài sản (tư liệu lao động) có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải…
+ Tài sản cố định vô hình: Là toàn bộ các tài sản không mang hình thái vật chất, chúng thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư. Chúng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định vô hình bao gồm chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế và quyền tác giả…
5. Điều kiện ghi nhận TSCĐ
Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định rõ về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình, cụ thể như sau:
* Tài sản cố định hữu hình.
Là những tư liệu sản xuất, công cụ lao động chủ yếu có hình thái, tồn tại ở dạng vật chất và thoả mãn những tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình theo như quy định, bên cạnh đó sau khi tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng, trạng thái vật chất như ban đầu.
Ví dụ cụ thể như là: máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ lao động, nhà cửa, những công trình kiến trúc, phương tiện vận tải…
* Tài sản cố định vô hình.
Là những tài sản không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất, nó biểu thị cho một lượng giá trị nhất định đã được đầu tư và cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình theo như đã quy định, cùng với đó tài sản cố định vô hình thì cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
Những tài sản được xem như tài sản cố định vô hình đó là: các chi phí liên quan tới quyền phát hành, bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả, một số chi phí cho việc cấp quyền sử dụng đất, v.v .
TSCĐ thuê tài chính là gì?
1. Định nghĩa
Hiện nay, cùng với sự đi lên của nền kinh tế đi kèm với đó có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập. Bên cạnh những doanh nghiệp có đủ điều kiện mua TSCĐ để phục vụ sản xuất kinh doanh. Thì cũng có những doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về kinh tế để mua TSCĐ. Từ đó nhu cầu đi thuê TCSĐ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Vậy TSCĐ thuê tài chính là gì?
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của các công ty cho thuê tài chính. Tài sản cố định thuê tài chính là sự chuyển giao phần lớn giữa lợi ích và rủi ro cho bên đi thuê, thời gian cho thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích.
Điều kiện TSCĐ thuê tài chính như thế nào?
Tài sản cố định thuê tài chính phải thỏa mãn một trong năm điều kiện sau:
+ Quyền sở hữu TSCĐ mà công ty cho thuê Tài chính cho doanh nghiệp thuê sẽ được chuyển giao sang cho doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn thuê.
+ Trong hợp đồng, cho phép bên thuê được lựa chọn mua TSCĐ đã thuê với mức giá tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
+ Thời hạn cho thuê TSCĐ tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng thực tế của tài sản dù cho không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
+ Tại thời điểm thuê TSCĐ, tổng chi phí thuê TSCĐ phải chiếm tối thiểu 60% giá trị TSCĐ thuê tài chính.
+ TSCĐ thuê tài chính thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng mà không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn.
Ví dụ: như doanh nghiệp thuê máy móc phục vụ sản xuất trong 5 năm. Trong khi thời gian sử dụng hữu ích của máy đó là 6 năm.
2. Lợi ích
* Thông thường, khi các doanh nghiệp có nhu cầu mua TSCĐ mà lại không đủ điều kiện đi mua, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đi vay vốn ngân hàng.Tuy nhiên,các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí mua TSCĐ đó.
Đây thực sự là rào cản đối với các doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực tài chính và tài sản đảm bảo. Vì vậy các doanh nghiệp đã chọn phương án đi thuê TSCĐ của các công ty cho thuê tài chính. Khi đi thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà vẫn có được TSCĐ để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất thuê TSCĐ dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.
* Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.
* Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty thuê tài chính và sau đó, công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản
* Kết thúc thời hạn thuê tài sản cố định, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm mua lại.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về khái niệm TSCĐ cho thuê tài chính là gì và những điều kiện để thực hiện TSCĐ cho thuê. Nội dung liên quan về hạch toán chi phí tài sản cố định cho thuê sẽ được tiếp tục cập nhật trong bài viết tiếp theo. Truy cập website, fanpage thường xuyên để nhận thông tin chi tiết nhé!