Kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN có thu

Tài sản cố định hữu hình là gì? Kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN có thu như thế nào? Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề đó trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa tài sản cố định hữu hình

Theo Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành thì tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Hay có thể hiểu đơn giản TSCĐ hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được và có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

Điều kiện nhận biết, ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Để biết đâu là TSCĐ hữu hình đang tồn tại trong doanh nghiệp, chúng ta cần một dấu hiệu để nhận biết. Theo Khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài Chính ban hành có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết kế toán tài sản cố định hữu hình như sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

+ Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

+ Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

+ Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Đối với các TSCĐ hữu hình thường có những đặc điểm sau đây:

+ TSCĐ hữu hình thường có tính thanh khoản rất cao (khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp)

+ TSCĐ hữu hình chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của công ty.

+ TSCĐ hữu hình thường được sử dụng làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.

+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất các TSCĐ hữu hình thường bị hao mòn và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

+ TSCĐ hữu hình có thể được sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo khi doanh nghiệp cần vay vốn.

Kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN có thu

Kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN
Kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN
  1. a) Trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ bằng nguồn thu hoạt động do NSNN cấp (kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã sử dụng). Căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua sắm của kế toán tài sản cố định hữu hình, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hành ghi sổ kế toán theo các trường hợp sau:

* Trường hợp mua sắm TSCĐ

– Nếu mua về đưa ngay vào sử dụng, không phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:

Nợ TK 211, 213

          Có các TK 111, 112, 331, 366… (chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…).

Đồng thời, ghi:

          Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán), hoặc

          Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi), hoặc

          Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại (nếu sử dụng nguồn thu hoạt động khác được để lại).

– Nếu TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2411)

          Có các TK 112, 331, 366… (chi phí mua, lắp đặt, chạy thử…).

Đồng thời, ghi:

          Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán), hoặc

          Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi), hoặc

          Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại (nếu mua bằng nguồn thu hoạt động khác được để lại).

Khi lắp đặt, chạy thử xong, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211, 213

          Có TK 241- XDCB dở dang (2411).

– Tính hao mòn TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động hành chính), ghi:

Nợ TK 611- Chi phí hoạt động

          Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Trích khấu hao TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ), ghi:

Nợ các TK 154, 642

          Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm sang TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

          Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.

  1. c) Trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN như sau:

* Trường hợp mua sắm TSCĐ, kế toán tài sản cố định hữu hình như sau:

– Nếu mua về đưa ngay vào sử dụng, không phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:

Nợ TK 211, 213

          Có các TK 111, 112, 331,… (chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…).

Đồng thời, ghi:

          Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…).

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3373)

          Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631).

– Trích khấu hao TSCĐ, ghi:

Nợ TK 614, 612

          Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao đã trích trong năm sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)

          Có TK 514, 512

Trên đây là những nội dung liên quan đến kế toán tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN có thu mà Kế Toán Việt Hưng tổng hợp, hi vọng đây là những thông tin hữu ích cho các bạn kế toán viên làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như trường học, trạm y tế… Nếu bạn cần hỗ trợ liên quan đến nội dung bài viết, để lại bình luận bên dưới, hoặc truy cập ngay fanpage để nhận câu trả lời nhanh chóng từ đội ngũ giáo viên của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...