Chi tiết công việc cần hoàn thành của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là phải tập hợp được tất cả các phát sinh thực tế của DN. Kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ. Vậy  kế toán nội bộ là gì? Công việc của kế toán nội bộ cần làm gồm những gì?

kế toán nội bộ
Chi tiết công việc cần hoàn thành của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ hay kế toán quản trị là tập hợp tất cả những phát sinh trong thực tế. Từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ. Qua đó có thể lấy các căn cứ để có thể xác định được lỗ lãi trên thực tế của các doanh nghiệp.

1. Chi tiết công việc cần làm của kế toán nội bộ là gì?

  • Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán nội bộ. Thực hiện việc luân chuyển các giấy tờ theo đúng trình tự.
  • Hạch toán các hóa đơn, chứng từ kế toán nội bộ
  • Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách có khoa học, an toàn
  • Kiểm soát và phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn với các kế toán nội bộ khác
  • Lập các báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

Ngoài các việc cần hoàn thành trên, kế toán NB có thể được giao nhận các nhiệm vụ như thống kê, phân tích các số liệu cụ thể về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Lấy đó làm cơ sở, căn cứ để tư vấn cho ban lãnh đạo điều hành có quyết định đúng đắn, kịp thời.

2. Phân loại công việc 

Những vị trí công việc dưới đây được kế toán NB phải làm:

Kế toán quỹ tiền mặt: 

  • Căn cứ vào quy định thu – chi của doanh nghiệp, kế toán lập phiếu thu chi và thực hiện thu chi,  theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền.

Kế toán kho:

  • Kế toán lập chứng từ xuất nhập, nhập xuất hàng hóa căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi. Và quản lý luồng hàng hóa qua kho lên báo cáo nhập xuất tông. 
  • Quản lý hàng hóa 

Kế toán ngân hàng:

  • Mở tài khoản ngân hàng. Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản. Kế toán ngân hàng lập ủy nhiệm chi, séc, rút tiền, nộp tiền vào tài khoản.
  • Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, theo dõi luồng tiền qua ngân hàng. Cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

Kế toán thanh toán:

  • Lập các đề nghị tạm ứng – hoàn ứng và thanh toán. Căn cứ vào các chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu với các khoản công nợ.

Kế toán tiền lương:

  • Soạn thảo các bản hợp đồng lao động. Quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng quy chế về lương và cách tính lương, thanh toán tiền lương.
  • Quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….

Kế toán bán hàng: 

  • Căn cứ vào các quy định của DN, căn cứ vào yêu cầu của lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh. Kế toán lập các hóa đơn, chứng từ bán hàng. Tổng hợp doanh thu bán hàng, báo cáo bán hàng.

Kế toán công nợ:

  • Căn cứ hóa đơn bán hàng và chứng từ bán hàng. Kế toán tổng hợp lên các công nợ phải thu. 
  • Lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ

Kế toán trưởng:

  • Kế toán trưởng thực hiện tất cả các công việc trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình.

Kế toán nội bộ:

  • Công  việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán nội bộ sẽ kiêm rất nhiều vị trí công việc của các kế toán trên. Do đó, đây là một vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay.

Để trở thành một kế toán NB có năng lực làm việc tốt, bạn cần nắm vững các nghiệp vụ cần có trong doanh nghiệp. Hiểu rõ tính chất công việc cũng như chi tiết từng loại công việc nhỏ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc khi có định hướng làm công việc của kế toán nội bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...