Hướng dẫn hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa… theo TT 200

Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa… theo TT 200

Trong nội dung bài viết này, Lamketoan.vn sẽ hướng dẫn các kế toán viên cách hạch toán khoản trích lập dự phòng và cách hạch toán chi phí bảo hành bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng…

Trước khi tìm hiểu toàn bộ nội dung về vấn đề hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa… bạn bạn cần phải nắm được điều kiện và quy định về việc trích lập các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình xây dựng… có hợp lý, hợp lệ hay không?

Tham khảo:

“Tuyệt chiêu” bóc tách dự toán xây dựng

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng công trình

6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết (Phần 1)

1. Các khoản dự phòng bảo hành

Không khó hiểu khi bạn cần nắm được vấn đề này thông qua tài khoản 352 – Dự phòng phải trả trong đó có 4 tài khoản cấp 2 gồm:

Tài khoảnNội dung
Tài khoản 3521 – Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóaTài khoản 3521 dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ;
Tài khoản 3522 – Dự phòng bảo hành công trình xây dựngTài khoản 3522 dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ;
Tài khoản 3523 – Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệpTài khoản 3523 phản ánh số dự phòng phải trả cho hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, như chi phí di dời địa điểm kinh doanh, chi phí hỗ trợ người lao động…;
Tài khoản 3524 – Dự phòng phải trả khácTài khoản 3524 phản ánh các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ…

1.1 Lưu ý

– Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp

– Khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận vào chi phí bán hàng

– Khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.

– Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.

– Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”.

1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 352 – Dự phòng phải trả

Bên nợBên có
– Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
– Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
– Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết
Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập và chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.

2. Cách hạch toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng

2.1 Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3522).

2.2. Chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…

2.2.1 Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng:
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành

Nợ các TK 621, 622, 627,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có các TK 621, 622, 627,…

– Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

2.2.2 Trường hợp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có các TK 331, 336…

2.3. Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng

Nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
Có TK 711 – Thu nhập khác.

3. Cách hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa

3.1. Bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữ

Nếu DN bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ.

– Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3521).

3.2. Chi phí liên quan về bảo hành

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…, có các trường hợp sau:

+ Nếu không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá:
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá

Nợ các TK 621, 622, 627,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong kỳ

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có các TK 621, 622, 627,…

– Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Nếu có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá

Số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

3.3. Khi lập Báo cáo tài chính, DN phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:

+ Nếu số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3521).

+ Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

 Trung tâm đào tạo kế toán Lamketoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...