6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết (Phần 1)

Để làm được kế toán xây dựng đòi hỏi kế toán không chỉ có những kinh nghiệm về hạch toán mà cần có nhiều trải nghiệm thực tế như các công việc liên quan đến việc luân chuyển hồ sơ chứng từ của các bộ phận đi từ  kho – công trình – đến xử lý trên văn phòng.

Lưu ý: Đây là phần 1 của bài viết, Lamketoan.vn đã hoàn thành xong phần 2 của bài viết này. Các bạn có thể tham khảo tại: 6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết (Phần 2)

Kế toán xây dựng cần phải chi tiết tỷ mỷ trong từng công việc
Kế toán xây dựng cần phải chi tiết tỷ mỷ trong từng công việc

1. Kế toán xây dựng cần biết

Lập đơn mời thầu, làm hồ sơ thầu, khi đã trung thầu công trình tham gia thầu, đã có khổi lượng, giá trị, có dự thầu. Kế toán căn cứ vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc chi phí để biết được công trình này có những loại chi phí gì để hạch toán cho đúng tài khoản và khoản mục chi phí tương ứng.

Mỗi một công trình có một dự toán, hợp đồng riêng. Từ dự toán đó các bạn cần bám vào dự toán đã bóc được để tập hợp các loại chi phí vào từng công trình cho đúng. Lưu ý phải bám sát vào dự toán đã bóc. Đặc biệt là phải đúng về mặt khối lượng, còn giá trị thì căn cứ vào trên hóa đơn( nhưng đơn giá trên hóa đơn thường bé hơn so với trên dự toán ) để sao cho khi hạch toán công trình còn có lại

Đặc điểm về xây dựng là Chi phí của công trình nào thì cho đúng và công trình đó. Đối với các công ty hạch toán theo thông tư 200 thì các loại chi phí được thể hiện rõ trên đầu các tài khoản chi tiết liên quan: TK 621- Chi phí NVL trực tiếp , TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp ,TK 623- Chi phí máy thi công ,TK 627- Chi phí chung khác.

Còn đối với các bạn áp dụng theo QĐ48 thì hạch toán vào TK 154 chi tiết các khoản mục chi phí cho phù hợp.

Phân biết được chi phí chung và chi phí khác trong xây dựng

Do đặc điểm công ty xây dựng là thi công nhiều nơi khác nhau, do đó cần căn cứ vào thông báo giá của mỗi nơi để áp giá cho đúng cho mỗi công trình.

Áp dụng các thông tư vê thuế vãng lai như thông tư mới hiện nay là thông tư 26/2015/TT-BTC của tổng cục thuế quy định đối với công trình ngoại tỉnh có giá trị đã bao gồm cả thuế GTGT mà lớn hơn 1 tỷ đồng thì phải nộp thuế GTGT vãng lai 2% tại chi cục thuế nơi công trình thi công. Hiểu được vấn đề này để các bạn còn lo chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục liên quan đến thuế vãng lai như:

  • Thủ tục mở mã số thuế vãng lai
  • Đơn đề nghị cấp MST vãng lai ( mẫu này các bạn xin ở cơ quan thuế )
  • Và các hồ sơ liên quan để thực hiện đúng các yêu cầu về luật thuế GTGT vãng lai

Vật tư các công trình nào thì phải đúng định mức như trong dự toán không được xuất quá khối lượng vượt mức là sẽ bị gạt chi phí không hợp lý

Chi phí nhân công cũng cần bám sát vào trong dự toán bóc rồi để biết được nhân công cho từng hạng mục và cho cả công trình để từ đó có hướng chuẩn bị hồ sơ nhân công cho đúng với mỗi công trình đó. Lưu ý các bạn là hồ sơ nhân công trinh xây dựng các bạn cần phải chuẩn bị rất cẩn thận từ những biên bản nhỏ nhất nhé. vì nếu không cẩn thận ví dụ như sai chữ ký của nhân công giữa bảng lương tháng này và tháng kia là khi quyết toán đã khó giải trình rồi.

Tất cả các nội dung này đã được Lamketoan.vn đưa vào trong khóa học kế toán xây dựng, nếu bạn chưa am hiểu về lĩnh vực này có thể tham gia khóa học kế toán xây dựng để đạt hiệu quả cao nhất

Các bạn tham khảo cách làm hồ sơ nhân công trong xây dựng

Mỗi công trình xuất hóa đơn các bạn nhớ kèm biên bản nghiệm thu vào nhé. Vì nếu không có biên bản nghiệm thu khổi lượng hoàn thành công việc thì không biết được giá trị xuất hóa đơn và không đủ để điều kiện để hạch toán doanh thu trong xây dựng.

Xuất hóa đơn cho công trình bạn lưu ý xem kỹ giá trị nghiệm thu so với nội dung hóa đơn. trước khi xé hóa đơn ra nên scan lại hóa đơn đó chuyển cho chủ đầu tư xem trước nếu chuẩn các thông tin rồi bạn hãy xé ra. Tránh phải viết lại hóa đơn không đáng có

Lưu ý khi viết hóa đơn GTGT

Bám sát nhật ký thi công công trình cùng với hóa đơn chứng từ để hạch toán cho chính xác và mang tính trung thực hơn

2. Hồ sơ chứng từ cần lưu trong công ty xây dựng

  • Căn cứ vào hợp đồng thi công
  • Căn cứ dự toán thi công , thanh lý hợp đồng
  • Bảng dự thầu, bản dự toán công trình
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành công việc
  • Căn cứ hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra
  • Bảng chấm công, bảng lương
  • Hợp đồng giao khoán, hợp đồng nhân công
  • Các hồ sơ chứng minh thuế TNCN như kết quả đăng ký MSTCN, Kết quả đăng ký MST cá nhân cho người phụ thuộc, mẫu chứng minh thu nhập dưới 108 triêu là mẫu 02/TNCN…. Nếu bạn chưa hoàn thành có thể xem các hướng dẫn của Lamktoan.vn tại đây:
  • Hồ sơ toàn bộ nhân sự của công ty và công nhân dưới công trường
  • Các hồ sơ liên quan đến BHXH và các chứng từ nộp BHXH liên quan.
  • Các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi, chi lương…
  • Các biên bản đối chiếu công nợ
  • Các loại giấy tờ như: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.

Đón đọc tiếp phần 2 của 6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...