Hóa đơn tài chính là chứng từ kế toán quan trọng để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí doanh nghiệp. Nhưng không phải hóa đơn mua vào nào cũng đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ. Một trong những trường hợp ấy là hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp bỏ trốn. Sau đây Kế Toán Việt Hưng cùng các bạn xác định cách nhận biết và cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn.
*) Căn cứ pháp lý:
– Quyết định 438/QĐ-TCT ngày 05/04/2017 quy định về việc xác định tình trạng hoạt động của người nộp thuế
– Điều 22, 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
– Thông tư 10/2014/TT-BTC xử phạt vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
1. Cách nhận biết hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp bỏ trốn
Khi nhận hóa đơn mua hàng thì kế toán cần kiểm tra xác định xem hóa đơn đó có đảm bảo tính pháp lý để hạch toán kế toán không bằng các cách sau, Để từ đó có cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn phù hợp
Cách 1: Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn GTGT trên hệ thống Traucuuhoadon.gdt.gov.vn
– Truy cập vào website: www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn – (1)
– Chọn Thông tin hóa đơn, biên lai – (2)
– Chọn Hóa đơn – (3)
– Chọn Tra cứu một hóa đơn hoặc Tra cứu nhiều hóa đơn – (4)
– Căn cứ vào hóa đơn đã có nhập các chỉ tiêu
+ Mã số thuế người bán HHDV: điền mã số thuế của người phát hành hóa đơn vào
+ Mẫu số: điền mẫu số hóa đơn của người phát hành hóa đơn vào
+ Ký hiệu hóa đơn: điền ký hiệu hóa đơn của người phát hành hóa đơn vào
+ Số hóa đơn: điền số hóa đơn của người phát hành hóa đơn vào
+ Đối với: Hóa đơn bưu chính viễn thông: Nếu muốn tra cứu các loại hóa đơn khác: Bưu điện, bưu chính viễn thông,… thì tích chọn Hóa đơn bưu chính viễn thông. Nếu không thì bỏ qua
+ Mã xác thực: điền 6 ký tự hiện trên màn hình vào
– Chọn Tìm kiếm
Ví dụ minh họa: Công ty CP ĐT và CN Việt Hưng có hóa đơn đầu vào tháng 04/2021 như ở hình bên dưới. Chúng ta muốn kiểm tra thông tin nhà cung cấp bằng tra cứu hóa đơn như sau:
Các bước tra cứu như hình bên dưới:
Kết quả tra cứu được như sau:
Cách 2: Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp còn hoạt động, còn tồn tại hay không?
Các bạn truy cập vào website http://tracuunnt.gdt.gov.vn
Ví dụ:
2. Cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động
Xác định xem hóa đơn mua vào của doanh nghiệp đó là trước hay sau thời điểm bỏ trốn, ngừng hoạt động. Sau đó sẽ có cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn phù hợp tùy theo các trường hợp cụ thể. Có 3 trường hợp xảy ra
*) Trường hợp 1: Nếu hóa đơn đầu vào đó phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động thì cơ bản hóa đơn đó vẫn được xác định là hợp pháp.
– Được kê khai khấu trừ thuế GTGT
– Được hoàn thuế GTGT
– Được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm
Tuy nhiên, cơ quan thuế sẽ phải kiểm tra xác minh việc mua bán hàng hóa có thực tế và đúng với quy định của pháp luật không?
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: bao gồm các điều khoản trong hợp đồng: phương thức giao nhận hàng hóa, địa điểm giao nhận, phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển,….
+ Phương thức thanh toán trong mua bán hàng hóa: kiểm tra chứng từ thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, đối trừ,….và doanh nghiệp phải cam kết về tính trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã cung cấp
*) Trường hợp 2 khi áp dụng cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn: Nếu hóa đơn đầu vào đó phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động và cơ quan thuế xác định việc mua bán hàng hóa là có thật thì có 2 trường hợp xảy ra
– Nếu doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT thì sẽ không được kê khai vào
– Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì
+ Kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ (làm tờ khai bổ sung giảm thuế GTGT được khấu trừ của tháng/quý sai sót, và điều chỉnh tại chỉ tiêu [37] của tháng/quý phát hiện ra sai sót)
+ Điều chỉnh lại số liệu kế toán tại tháng/quý bị sai sót
+ Nếu đã được hoàn thuế GTGT thì kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ
+ Đều chỉnh lại tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN (Nhập số tiền chưa thuế – bị loại khỏi chi phí hợp lý vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán)
*) Trường hợp 3: Nếu hóa đơn đầu vào đó phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động và cơ quan thuế xác định việc mua bán hàng hóa là không có thật thì ngoài việc không được khấu trừ thuế GTGT, không được hoàn thuế, không được tính vào chi phí hợp lý doanh nghiệp mua hàng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đ- 50.000.000 đ (theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
– Căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Việc kiểm tra hóa đơn trước khi kê khai khấu trừ thuế là công việc rất quan trọng với người kế toán thuế. Nó không chỉ là việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp mà còn liên quan đến pháp luật. Vì vậy, việc kiểm tra thông tin trên hóa đơn và nắm chắc cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn là vô cùng cần thiết. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn kế toán. Còn rất nhiều thông tin bổ ích được Kế Toán Việt Hưng chia sẻ mỗi ngày trên website, fanpage và kênh youtube của chúng tôi. Hãy theo dõi để cùng chúng tôi nâng cao nghiệp vụ mỗi ngày nhé!
em xuất của tháng 6 bị sai và đã dc cấp mã của cơ quan thuế vậy em có thế lập hóa đơn thay thế lại được không ạ.
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Bạn lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều được. Đây là xử lý sai sót cho cả 2 TH nhé.
trước khi lập – Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
– Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223