Bài tập báo cáo tài chính hợp nhất: PHẦN 3 – Xác định lợi nhuận

Báo cáo tài chính hợp nhất – là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.

báo cáo tài chính hợp nhất
Bài tập báo cáo tài chính hợp nhất: PHẦN 3 – Xác định lợi nhuận

Ví dụ 8: Minh họa việc xác định lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm (Điều 26)

Ví dụ 8a:

Ngày 25/12/20X7, công ty mẹ A bán hàng cho công ty con B với giá bán 1.000 triệu đồng. Giá vốn mà công ty mẹ mua là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

  1. a) Trường hợp 1: Đến ngày 31/12/20X7, toàn bộ số hàng mua của công ty mẹ vẫn tồn trong kho của công ty con B.

Trường hợp này lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của tập đoàn được xác định như sau:

Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ=Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộGiá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng
400=1.000600

Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ1.000
Có Giá vốn hàng bán

Có Hàng tồn kho

600

400

Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 400 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 100 triệu đồng, kế toán ghi:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại100
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại100

 

Khoản mụcCông ty ACông ty BHợp nhất
Tiền21.90013.40035.300
Đầu tư vào công ty con16.400 
Hàng tồn kho 1.000600
Tài sản thuế hoãn lại  100
Tài sản thuần khác12.0005.00017.000
Lợi thế thương mại  1.600
Cộng tài sản thuần50.30019.40054.600
Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

– Vốn cổ phần

– Quỹ đầu tư phát triển

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

40.000

 

10.300

 

 

17.000

1.000

1.400

 

 

40.000

 

10.720

Lợi ích cổ đông không kiểm soát  3.880
Cộng vốn chủ sở hữu và LICĐKKS50.30019.40054.600
Tổng doanh thu1.000 
Tổng giá vốn(600) 
Chi phí quản lý  (200)
Lợi nhuận trước thuế400 (200)
Chi phí thuế hiện hành(100) (100)
Chi phí thuế hoãn lại  100
Lợi nhuận sau thuế300 (200)
  1. b) Trường hợp 2: Giả sử đến ngày 31/12/20X7, công ty con B đã bán được 30% số hàng hóa mua của công ty mẹ A cho các đơn vị ngoài tập đoàn. Trong trường hợp này giá trị hàng mua nội bộ còn tồn tại công ty con B là 700 triệu đồng. Giá vốn mà công ty mẹ A mua vào của lô hàng này là 420 triệu đồng (70% x 600 triệu đồng). Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ=Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộGiá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng
280=700420

Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong trường hợp này là:

Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ1.000
Có Giá vốn hàng bán

Có Hàng tồn kho

720

280

Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 280 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 70 triệu đồng (280 triệu đồng x 25%), kế toán ghi:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại70
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại70

 

Khoản mụcCông ty ACông ty BHợp nhất
Tiền21.90013.74535.645
Đầu tư vào công ty con16.400 
Hàng tồn kho 700420
Tài sản thuế hoãn lại  70
Tài sản thuần khác12.0005.00017.000
Lợi thế thương mại  1.600
Cộng tài sản thuần50.30019.44554.735
Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

– Vốn cổ phần

– Quỹ đầu tư phát triển

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

40.000

 

10.300

 

 

17.000

1.000

1.445

 

 

40.000

 

10.855

Lợi ích cổ đông không kiểm soát  3.880
Cộng vốn chủ sở hữu và LICĐTS50.30019.44554.735
Tổng doanh thu1.000360360
Tổng giá vốn(600)300(180)
Chi phí quản lý  (200)
Lợi nhuận trước thuế40060(20)
Chi phí thuế hiện hành(100)(15)(115)
Chi phí thuế hoãn lại  70
Lợi nhuận sau thuế30045(65)

Ví dụ 8b: Loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua trong nội bộ tập đoàn đã được bán ở kỳ tiếp theo: Tiếp tục ví dụ 8a nêu trên, giả sử sang năm 20X8 toàn bộ 70% số hàng còn lại mà công ty B mua của công ty mẹ A đã được bán ra ngoài tập đoàn. Giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính riêng của B được ghi nhận trên cơ sở giá gốc mua vào của B là 700 triệu đồng (gồm cả 280 triệu đồng lãi chưa thực hiện của tập đoàn tại thời điểm 31/12/20X7). Trên phương diện tập đoàn, số hàng này chỉ có giá gốc là 420 triệu đồng do đó để phản ánh trung thực hợp lý chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, kế toán phải ghi giảm giá vốn hàng bán đi 280 triệu đồng.

Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua từ công ty mẹ A đã được bán trong kỳ như sau:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối280
Có Giá vốn hàng bán280

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi:

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại70
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối70

 

Khoản mụcCông ty ACông ty BHợp nhất
Tiền21.90014.55036.450
Đầu tư vào công ty con16.400 
Hàng tồn kho   
Tài sản thuế hoãn lại   
Tài sản thuần khác12.0005.00017.000
Lợi thế thương mại  1.400
Cộng tài sản thuần50.30019.55054.850
Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

– Vốn cổ phần

– Quỹ đầu tư phát triển

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

40.000

 

10.300

 

 

17.000

1.000

1.550

 

 

40.000

 

10.970

Lợi ích cổ đông không kiểm soát  3.880
Cộng vốn chủ sở hữu và LICĐTS50.30019.55054.850
    
Tổng doanh thu 840840
Tổng giá vốn (700)420
Chi phí quản lý  (200)
Lợi nhuận trước thuế 140220
Chi phí thuế hiện hành (35)(35)
Chi phí thuế hoãn lại  (70)
Lợi nhuận sau thuế 105115

Ví dụ 8c: Ví dụ tổng hợp về loại trừ và điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ

  1. a) Trường hợp công ty mẹ bán hàng cho công ty con:

Công ty mẹ M nắm giữ 80% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty con C. Công ty mẹ M bán hàng cho công ty con C ở mức lãi gộp ấn định bằng 25% giá vốn của công ty M. Doanh thu bán hàng nội bộ của công ty M cho công ty C trong năm 20X8 và 20X7 lần lượt là 1.500 và 800 triệu đồng.

– Trong giá trị hàng tồn kho của C tại ngày 31/12/20X8 và 31/12/20X7 có lần lượt 300 triệu và 100 triệu là hàng mua từ công ty mẹ M. Toàn bộ số hàng tồn cuối năm mua từ công ty mẹ M là số hàng được mua trong năm 20X8.

– Số tiền phải thu, phải trả phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ đã được thanh toán trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thuế suất 25%.

Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 20X8, lãi chưa thực hiện nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và toàn bộ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phải được loại trừ toàn bộ. Kế toán thực hiện các công việc sau:

– Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/20X8:

Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ=Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộGiá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng

Lãi chưa thực hiện = 300 triệu – 240 triệu (300 triệu/1,25) = 60 triệu.

– Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/20X7:

Lãi chưa thực hiện = 100 triệu – 80 triệu ( 100 triệu/1,25) = 20 triệu

– Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ trong năm đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hàng tồn kho cuối kỳ.

Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ1.500
Có Giá vốn hàng bán

Có Hàng tồn kho

1.440

60

– Loại trừ ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu năm phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong năm trước và được tiêu thụ trong năm nay:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối20
Có Giá vốn hàng bán20

– Việc loại trừ 60 triệu lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 15 triệu (60 x 25%). Kế toán ghi:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại15
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại15

– Phản ánh việc hoàn nhập thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ việc bán hàng mua nội bộ tồn đầu kỳ, là 5 triệu (20×25%).

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại5
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối5
  1. b) Trường hợp công ty con bán hàng cho công ty mẹ

Theo ví dụ trên, nhưng giả sử giao dịch bán hàng nội bộ là giao dịch của công ty con C bán hàng cho công ty mẹ A với mức lãi gộp bằng 25% giá vốn của công ty con C thì bên cạnh các bút toán điều chỉnh như trên, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện của công ty con C đến lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ, như sau:

Xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con C trong năm.

Đơn vị: Triệu đồng

 Hàng tồn kho cuối kỳHàng tồn kho đầu kỳCộng
Loại trừ lãi chưa thực hiện-6020-40
Chi phí thuế TNDN hoãn lại15-510
Cộng  -30
Cổ đông không kiểm soát (20%)  -6

Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của công ty C là 40 triệu đồng, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 10 triệu đồng theo đó lãi sau thuế sẽ giảm 30 triệu đồng. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong kết quả kinh doanh trong năm cũng phải giảm đi 6 triệu đồng tương ứng với 20% sở hữu của cổ đông không kiểm soát. Bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát6
Có lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *