Kế toán thuế là một vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế là gì? Nghiệp vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé.
1. Kế toán thuế là gì?
Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân và tổ chức hoạt động kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước để phục vụ trở lại các hoạt động phúc lợi xã hội, phục vụ mục đích phát triển xã hội và an ninh quốc gia. Vậy nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là nghĩa vụ mà là trách nhiệm của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế.
Luật Quản lý thuế được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007, được coi là một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản phải thu nộp ngân sách nhà nước. Luật này đã điều chỉnh thống nhất về quản lý thuế đối với toàn bộ các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (gọi chung là thuế). Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch giúp người nộp thuế dễ dàng hơn trong việc kê khai thuế, đồng thời nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế.
Theo luật thuế, các Doanh nghiệp hoạt động có thể thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế sau:
– Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
– Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
– Thuế nhập khẩu
– Thuế xuất khẩu
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Thuế Thu nhập cá nhân
– Thuế tài nguyên
– Thuế nhà đất, tiền thuê đất
– Một số loại thuế khác như: thuế môn bài,…
– Phí và lệ phí
Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo các loại thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là người đại diện thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi có kế toán thuế thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng.
2. Nguyên tắc kế toán
– Phải lập chứng từ và hạch toán đầy đủ chi tiết theo từng loại thuế phát sinh.
– Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm, thực hiện khai báo và nộp các báo cáo thuế theo quy định của luật thuế hiện hành:
+ Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế phải nộp cho Nhà nước theo luật định, kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế theo luật định. Trường hợp có khiếu nại, thắc mắc về thông báo nộp thuế cần giải quyết kịp thời, không được viện bất kỳ lý do nào để hõan nộp thuế.
– Phải hạch toán đúng và kịp thời các loại thuế phải nộp vào các tài khoản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí và lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
– Doanh nghiệp có căn cứ tính thuế phải nộp bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định (hiện nay là tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng) để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng Đồng Việt Nam).
3. Công việc định kỳ của kế toán thuế theo thời gian
– Chậm nhất ngày 20 hàng tháng :
+ Nộp tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn(đầu vào và đầu ra) của doanh nghiệp trong tháng vừa qua cho cơ quan thuế. Các loại hóa đơn đầu ra phải kê ngay, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.
+ Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý vừa qua.
– Chậm nhất ngày 31 / 3 hàng năm :
+ Nộp báo cáo tài chính của năm vừa qua.
4. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp
– Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận).
– Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
– Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
– Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
– Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
– Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
– Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất ( nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở).
– Kiểm tra hóa đơn đầu vào ( sử dụng đèn cực tím) đánh số thứ tự để dễ tuy tìm , phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
– Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.
– Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
– Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
– Kiểm tra đối chiếu biên bản trả nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
– Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biết thực hiện.
– Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở.
– Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.
– Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
– Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở toán công ty.
– Hàng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
– Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.
– Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
– Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
Trên đây là những chia sẻ của kế toán Việt Hưng về nghiệp vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định theo nghiệp kế toán, yêu thích mảng kế toán thuế hãy bổ sung thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm kế toán thuế nhé. Chúc các bạn thành công!