6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết (Phần 2)
Trong nội dung phần 1 của 6 vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết, Lamketoan.vn đã gửi đến các bạn 2 lưu ý: đó là những vấn đề kế toán xây dựng cần viết và các hồ sơ chứng từ cần lưu ý. Cùng chúng tôi tiếp tục làm rõ 4 vấn đề tiếp theo.
Trước đó Lamketoan.vn cũng đã chia sẻ đến các bạn một số vấn đề quan trọng trong kế toán xây dựng, các bạn có thể tham khảo tại đây:
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu tạo nên thành phẩm sản xuất
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng công trình
3. Các lưu ý về việc hạch toán trong công ty xây dựng
3.1. Đối với các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu
3.1.1. Nếu mua NVL về nhập kho
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK liên quan
3.1.2. Khi xuất kho – nhớ chọn công trình
Nợ TK 621( TT 200), 154( theo QĐ 48)
Có TK 152
3.1.3. Nếu mua NVL về xuất thẳng cho các công trình- Nhớ chọn vào đúng các công trình liên quan .
Nợ TK 621: Theo TT 200
Nợ TK 154: Theo QĐ 48
Nợ TK 1331
Có TK liên quan
3.2. Đối với chi phí nhân công
3.2.1. Trích chi phí nhân công vào các công trình
Nợ TK 622( TT 200) hoặc 154( QĐ48)
Có TK 334
3.2.2. Khi chi lương thì chi qua chuyển khoản là tốt nhất
Nợ TK 334
Có TK 112,111
3.2.3. Khi chi lương qua tạm ứng (rất hay xẩy ra trong công ty xây dựng)
Nợ TK 622/ có TK 141
3.2.4. Nếu trích lương qua công nợ vay của ngân hàng
Nợ TK 622/ Có TK 334
3.2.5. Khi chi lương vào chứng từ nghiệp vụ khác
Nợ TK 334/ Có TK 341
Lưu ý: Khi lập bảng lương nhớ ghi trên tiêu đề là lương cho công trình nào… tháng năm để các bạn hạch toán không bị nhầm giữa lương công trình này cho công trình kia.
3.3. Đối với chi phí máy thi công
Với các máy mà công ty có sẵn thì tính khấu hao cho các máy đó và nếu trong tháng máy tham gia vào nhiều công trình khác nhau thì bạn nên làm lệnh điều động máy từ công trình này sang công trình khác và lập bảng khấu hao máy theo tỷ lệ % cho các công trình tham gia sao cho tổng là 100%. Rồi trích chi phí máy cho các công trình theo hạch toán sau
Nợ TK 623( TT 200) , Nợ TK 154( QĐ 48( / Có TK 214
Đối với máy mà công ty đi thuê ngoài thì cần có hợp đồng thuê máy, bảng kê thuê ca máy theo giờ, hóa đơn thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng và các bạn hạch toán
Nợ TK 623
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111
Lưu ý: Chi phí trích khấu hao và CCDC được thực hiện vào cuối mỗi tháng
4. Đối với các loại chi phí khác, Chi phí chung
Chi phí khác trong xây dựng bao gồm: Chi phí tiếp khách liên quan công trình, chi phí ngoại giao, chi phí phân bổ CCDC, chi phí bảo hộ lao động, chi phí lán trại.
Các chi phí chung: Chi phí phân bổ CCDC, chi phí xăng xe, điện thoại, chi phí lương cho các cán bộ giám sát công trình xây dựng….
Các chi phí này các bạn hạch toán như sau
Nợ TK 627
Nợ TK 1331
Có TK liên quan.
5. Giá thành công trình xây dựng
Như các chi phí nêu trên cuối mỗi kỳ hoàn thành công trình các bạn tính giá thành các công trình, kiểm tra xem công trình nào đã hoàn thành, công trình nào đang thi công dở dang để theo dõi trên dự nợ TK 154
- Đối với công trình hoàn thành một phần hoặc hoàn thành toàn bộ
Nợ TK 6322
Có TK 154. – giá vốn công trình hoàn thành
- lập và theo dõi báo cáo giá thành của từng công trình – các bạn nhớ lập cho các công trình chi tiết không được theo dõi mỗi tổng hợp
- So sánh doanh thu và giá vốn chi tiết cho mỗi công trình cụ thể. Lưu ý các bạn là các công trình về mặt so sánh doanh thu – giá vốn này các bạn luôn để lãi dù là ít. Và đảm bảo đúng nguyên tắc 5112 luôn lớn hơn 6322. Và đảm bảo luôn cho các công trình chứ không phải số liệu tổng trên cân đối tài khoản.
- Lập bảng theo dõi chi phí kinh doanh dở dang cho các công trình dang thi công chưa hoàn thành vì các công trình xây dựng thường có tính chất kéo dài từ năm này sang năm khác. và đảm bảo các nội dung chi tiết như Chi phí NVL dở dang, Chi phí nhân công dở dang, chi phí máy….. chi tiết dở dang cho các công trình.
- Theo dõi doanh thu tổng cho công trình mẹ so với giá vốn tổng cho công trình mẹ và tương ứng cho các hạng mục công trình con.
- Cuối cùng các bạn nên so sánh giữa các bảng tổng hợp NVL hạch toán so với dự toán, cũng như gia thành thực tế so với giá thành của dự toán.
6. Theo dõi đối chiếu các báo cáo kế toán
6.1. Báo cáo công nợ với chủ đầu tư
+ Công ty bạn có thể thi công cho một chủ đầu tư nhiều công trình khác nhau nên khi hạch toán công nợ cần theo dõi chi tiết vừa theo chủ đầu tư, đồng thời vừa theo tên công trình, hạng mục công trình nữa mới đáp ứng được yêu cầu quản lý
+ Lập báo cáo tổng hợp công nợ phải thu của các khách hàng
+ Lập các biên bản đối chiếu cuối mỗi năm
6.2. Báo cáo tồn kho NVL:
Theo dõi chi tiết các NVL tồn kho để lên kế hoạch xuất kho cho các công trình trong năm tới
– Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp: Căn cứ hợp đồng và điều khoản thanh toán cônh nợ với các nhà cung cấp để thanh toán đúng hạn theo hợp đồng nếu quá hạn thì kế toán còn lập điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuế GTGT .
– Báo cáo trích khấu hao TSCĐ và các Báo cáo Tính phân bổ CCDC:
– Các báo cáo về dòng tiền. Để có hướng khắc phục nếu thiếu dòng tiền như thay đổi đăng ký kinh doanh, làm các hợp đồng vay, mượn tiền của các tổ chức, cá nhân để bổ sung dòng tiền hợp lý.
7. Lập báo cáo tài chính
Công việc cuối cùng của kế toán xây dựng đó là lập BCTC. Ngoài một số lưu ý trong báo cáo tài chính chúng tôi đã chia sẻ trước đó các bạn nên nắm vững các vấn đề như
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Các báo cáo mang tính chất quản trị và biết cách lập các bác báo vay vốn ngân hàng cũng như đầu thầu công trình.
Trên đây trung tâm đào tạo kế toán lamketoan.vn xin chia sẽ các công việc cần làm đối với công ty xây dựng và đồng thời trung tâm cũng đã xây dựng giáo trình khóa học tổng hợp trong công ty xây dựng dành cho các bạn học viên sắp, đã và đang làm kế toán xây dựng chưa có hoặc nâng cao kinh nghiệm muốn tham gia khóa học nâng cao hoàn thiện kiến thức.
Chúc các bạn luôn thành công!