Cách phân bổ CCDC và TSCĐ trong công ty xây dựng khi không có doanh thu

Cách phân bổ CCDC và TSCĐ khi thi công công trình như thế nào?

Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ bài viết: Cách phân bổ CCDC và TSCĐ trong công ty xây dựng khi không có doanh thu. Để giúp các bạn trả lời được các thắc mắc dưới đây.

Tham khảo:

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ

* Đối với trường hợp trong năm thi công công trình. Nhưng do công trình đã thi công xong vậy có tiếp tục phân bổ?
* Chi phí phân bổ này có là chi phí hợp lý?

1. Theo luật kế toán:

1.1. Căn cứ:

– Luật số 03/2003/QH11 của Quốc hội : LUẬT KẾ TOÁN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004
– Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017

1.2. Công cụ dụng cụ:

Dù có công trình thi công hay không có công trình thi công. Nếu có mang ra sử dụng là phân bổ và trích phân bổ trong kỳ kế toán. Trừ khi mang vào nhập kho thì xem như không phân bổ công cụ dụng cụ đó nữa. Do đó có doanh thu hay không doanh thu. Thì vẫn phải trích như thường trừ khi thanh lý bán đi hoặc nhập lại kho hoặc đã trích hết giá trị CCDC

1.3. Đối với TSCĐ:

Thì chỉ có thời gian ngưng sử dụng để sữa chữa bảo dưỡng, duy tu lại. Thì tạm ngưng trích khấu hao hoặc trừ khi thanh lý bán mới không khấu hao hoặc đã trích khấu hao hết giá trị sử dụng TCSĐ

2. Theo luật thuế:

Nếu không phát sinh doanh thu. Thì không được tính chi phí phân bổ và khấu hao vào chi phí trong kỳ kế toán và bị xuất toán phần này

2.1. Căn cứ:

– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013
– Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013. Hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014. Hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thuế. Trong đó có sửa đổi một số điều của Thông tư 78
– Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015. Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

*Kế toán có hai cái luôn phải biết phân biệt đó là chi phí theo kế toán và chi phí theo luật thuế. Vậy nên nếu bạn cảm thấy tài sản hoặc chi quá lớn không sử dụng. Thì bạn tạm ngưng không trích cũng không phân bổ gì nữa (như vậy là bạn đang làm theo thuế. Còn nếu bạn muốn hợp pháp cả hai thì vẫn trích bình thường. Nhưng phần chi phí không hợp lý với thuế này nhét sạch sành sanh vào B4 để loại trừ. (Như vậy lưỡng toàn hai bên thuế và kế toán).

2.2. Do vậy:

– Nếu công ty nhỏ chỉ làm với thuế là cùng không có công ty kiểm toán nhúng tay vào. Thì bạn làm theo thuế chả ai bới vết tìm lông hoạnh họe bạn làm gì cả. Không trích cũng không sao tạm dừng trích và phân bổ
– Nếu công ty bạn có kiểm toán nhúng tay vào. Thì bạn chỉ có thể dùng cách hai nếu không nhập kho những tài sản đã mang ra sử dụng thì kỳ nào cũng phải trích. còn mang ra sử dụng không có biên bản nhập kho. Mà không tiến hành trích hàng kỳ. Thì làm sai sẽ có báo cáo dành cho bạn cho bạn.

Như vậy trường hợp trong năm thi công công trình. Nhưng do công trình đã thi công xong vậy có tiêp tục phân bổ: theo luật kế toán. Thì tài sản cố định và công cụ dụng cụ vẫn được khấu hao. Và phân bổ nhưng theo luật thuế thì sẽ không được chấp nhận. Do vậy trong năm các bạn vẫn khấu hao và phân bổ nhưng cuối năm khi làm quyết toán thuế TNDN. Thì cần phải loại  những chi phí khấu hao. Phân bổ này ra khỏi chi phí hợp lý tại chỉ tiêu B4 nhé.

Có 1 bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *