Hàng hóa xuất nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong số 60/2019/TT-BTC.
Kể từ ngày 15/10/2019 (ngày Thông tư 60/2019/TT-BTC có hiệu lực) sẽ có một số thay đổi về cách thức xác định và kê khai trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó, Thông tư 60/2019/TT-BTC tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn, cụ thể:
Quy định chung
Thông tư 60 bổ sung 5 khái niệm và sửa đổi 1 khái niệm.
- Đã thanh toán,
- Sẽ phải thanh toán,
- Thanh toán trực tiếp,
- Thanh toán gián tiếp,
- Phần mềm điều khiển,
- Vận hành (phần mềm hệ thống).
Từ đó giúp người xác định trị giá không bị nhầm lẫn, khó khăn trong khi thực hiện.
- Đặc biệt là đã phân định rõ thế nào là phần mềm hệ thống (hệ điều hành) phải xác định trị giá hải quan cùng với máy móc thiết bị nhập khẩu và phần mềm ứng dụng không phải xác định trị giá hải quan.
- Bổ sung một số quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan Hải quan trong xác định trị giá hải quan. Nhằm giúp quá trình trao đổi giữa cơ quan Hải quan và người khai hải quan được thông suốt, dễ dàng hơn.
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan:
TT 60/2019/TT-BTC Tập trung vào 2 nội dung quan trọng là:
- Cách thức áp dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu
- Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa NK trong các tình huống đặc thù (hàng hóa chuyển đổi mục đích sử dụng).
1. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Quy định cách xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Đó là được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp:
- Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất,
- Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan,
- Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam,
- Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
Thông tư cũng quy định việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được và đưa ra nguyên tắc phân bổ.
Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại.
2. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
Ngoài ra, Thông tư cũng thống nhất quy định lại tên gọi của một trong các phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp xác định trị giá hải quan giải quyết triệt để vướng mắc trong thực tế như:
- Việc kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đối với giá cả giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.
- Việc xác định và kê khai trị giá hải quan của máy móc thiết bị có sử dụng phần mềm điều khiển nhập khẩu.
- Việc kê khai, xuất trình chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan của khoản điều chỉnh cộng là tiền trả cho quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng nhập khẩu.
- Việc xác định trị giá đối với một số trường hợp hàng hóa NK đặc thù như hàng miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng để tiêu hủy, để bán, để sử dụng vào mục đích khác, hàng chuyển phát nhanh…
Nội dung về áp dụng, quản lý rủi ro trong quản lý trị giá hải quan
Thông tư 60 đã bổ sung quy định về xây dựng và sử dụng danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan. Theo đó sẽ thực hiện kiểm tra trị giá hải quan theo Danh mục các mặt hàng XNK có rủi ro về trị giá và danh sách các doanh nghiệp có rủi ro về trị giá. Tiêu chí xây dựng Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan. Cụ thể gồm:
- Thứ nhất, tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan đánh giá là không tuân thủ pháp luật.
- Thứ hai, tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan phân loại là doanh nghiệp rủi ro cao hoặc doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày.
- Thứ ba, trong thời gian 730 ngày (2 năm) trở về trước tính đến ngày đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm về hành vi khai sai trị giá hải quan dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, với mức độ xử phạt và số tiền xử phạt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc bị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý vi phạm về hành vi gian lận, trốn thuế.
Trên đây là những điểm được sửa đổi, bổ sung quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Chúc bạn thành công!