Bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp – đối tượng và mức đóng cụ thể

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội với mục đích hướng tới để bù đắp một phần tổn thất cho NLĐ (người lao động) mang tính thiết thực và hữu ích, ngoài ra đây cũng là cách chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động trong quá trình làm việc

Đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định: Đối tượng phải tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức
cơ yếu;

đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Xem thêm: Mẫu đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp – Mẫu số 03 TT 28

2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:

a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Hướng dẫn bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ khi khám thai

Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 Điều 43

Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời điểm hưởng trợ cấp do tai nạn lao động

Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã chỉ rõ thời điểm hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng do tai nạn lao động và trợ cấp phục vụ:

– Từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

– Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: Tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Trường hợp không thể xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa

Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/2/2021, hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động lần đầu bao gồm:

– Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mẫu 05A-HSB) của đơn vị sử dụng lao động.

– Chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có).

– Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động (trường hợp điều trị nội trú).

– Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khóa hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương khả năng lao động suy giảm còn 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ có thêm Biên bản giám định y khoa.

Hi vọng với những thông tin được Kế Toán Việt Hưng chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu hơn những chính sách và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ hotline hoặc fanpage của chúng tôi để được hỗ trợ.

Có 2 bình luận

  1. Trân Châu đã viết:

    Cho em hỏi em đóng bảo hiểm ở công ty nhưng BHYT đóng theo hộ gđ, không tham gia BHYT ở cty thì có được không
    Em cảm ơn ạ

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

      Bảo hiểm Y tế ở công ty vẫn phải đóng nhé bạn.
      Theo Điều 20, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định về việc hoàn trả tiền đóng BHYT
      1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 (Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình) được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
      1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT).
      2. Số tiền hoàn trả
      Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
      2.1. Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này.
      Như vậy, bạn sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT hộ gia đình kể từ ngày thẻ BHYT doanh nghiệp có giá trị sử dụng đến hết thời hạn giá trị sử dụng ghi trên thẻ BHYT hộ gia đình. bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn tham gia BHYT hộ gia đình để được hướng dẫn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) để được hoàn trả số tiền đóng BHYT theo quy định.

      Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...