Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu bao gồm những gì?

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo dõi toàn bộ vốn góp của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập, cho đến khi giải thể hoặc phá sản. Căn cứ theo ghi sổ là những chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng hoặc giảm vốn góp của chủ sở hữu khác.

Vốn góp là số tiền hoặc tài sản được quy ra tiền (tính bằng Đồng Việt Nam) để tạo thành vốn điều lệ của một doanh nghiệp, việc góp vốn có thể được thực hiện trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp mới hoặc khi doanh nghiệp đã thành lập nhưng cần góp thêm vốn điều lệ để phát triển công việc kinh doanh.

Quy định về tài sản góp vốn của doanh nghiệp

Về tài sản góp vốn thì pháp luật Việt Nam hiện nay quy định rất cụ thể, rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tài sản góp vốn phải là Đồng Việt Nam.
Đối với những tài sản khác mà không phải Đồng Việt Nam như: vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, ngoại tệ tự do chuyển đổi, bí quyết kỹ thuật công nghệ hoặc tài sản khác thì phải được định giá bằng Đồng Việt Nam.

Tuy nhiên chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác mới có quyền sử dụng tài sản này để góp vốn.

Khi góp vốn vào một doanh nghiệp thì chủ sở hữu phần vốn góp sẽ trở thành thành viên sở hữu cổ phần đối với công ty cổ phần, trở thành thành viên sở hữu phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Tất cả sẽ được lưu trong sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu.

Xem thêm: Điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất

Mục đích, căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mục đích

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có…)

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp sẽ cho thấy toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu khác.

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu bao gồm những gì?

Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ

Cột B, C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

– Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu hủy bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác.

– Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại.

– Cột 3: Ghi số vốn khác giảm.

– Cột 4: Ghi số vốn góp của chủ sở hữu tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh.

– Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.

– Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác.

Cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.

Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo TT 133

Mẫu sổ theo dõi vốn góp của chủ sở hữu theo thông tư 133

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Tải mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo TT 133 sử dụng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn tại:

Mẫu sổ theo dõi vốn góp

Định giá tài sản góp vốn

+ Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

+ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên và cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

+ Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên.

Hi vọng những chia sẻ về sổ theo dõi chi tiết vốn góp và các thông tin liên quan về mục đích, căn cứ, phương pháp ghi sổ và cách định giá tài sản góp vốn trong bài viết đã giúp bạn có thêm hiểu biết. Hãy truy cập vào website, fanpage và kênh youtube của chúng tôi để cùng học thêm thật nhiều kiến thức phục vụ công việc của bạn nhé!

Có 2 bình luận

  1. Thúy Ngân đã viết:

    Nhận vốn góp liên doanh là tài sản cố định, cấp trên cấp 1 tscđ, khi tính nguyên giá có Thuế GTGT không ạ
    Anh chị giải đáp cho em với ạ

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

      Trường hợp này bạn nhập TSCĐ như bút toán bình thường thay vốn góp như tiền chi ra vậy thôi. Nguyên giá TSCĐ sẽ k bao gồm thuế GTGT nhé

      Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...