Phương pháp khấu hao nhanh – điều kiện áp dụng và nội dung kế toán cần biết!

Phương pháp khấu hao nhanh là phương pháp kế toán giảm nguyên giá trên sổ sách của tài sản, với mức cao hơn trong các năm đầu, và thấp hơn trong những năm cuối thời gian sử dụng của tài sản cố định. Khấu hao nhanh là sự sụt giảm giá trị tài sản nhanh khác thường do thiếu thận trọng, lao động thiếu kỹ năng hoặc do bảo trì thiết bị kém.

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC và Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC,mời “dân nhà kế” cùng tìm hiểu các thông tin liên quan phương pháp khấu hao nhanh bao gồm: điều kiện áp dụng, nội dung của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh) và ví dụ cụ thể như sau để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh (theo số dư giảm dần có điều chỉnh)

– TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

– Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Khi trích khấu hao nhanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

+ Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

+ Nếu trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán xây dựng

Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này là gì?

Ưu điểm:

– Phương pháp này giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

– Có thể tạo ra lá chắn thuế từ khấu khao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp).

Hạn chế:

– Phương pháp khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

– Việc tính toán mức khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và phải trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn to

Nội dung của phương pháp khấu hao nhanh

1. Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mời các bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY – Khung khấu hao tài sản cố định.

2. Cách xác định mức khấu hao của tài sản cố định:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Côn thức tính của phương pháp khấu hao nhanh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong những năm cuối:

phuong phap khau hao ke toan viet hung 1

Khi mức khấu hao năm n (năm mình sẽ tính giá trị khấu hao) < Giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n)/số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó (năm n trở đi) mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n) chia cho số năm sử dụng còn lại.

– Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

phuong phap khau hao ke toan viet hung 2

Ví dụ 2 (khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh).

Công ty A mua thiết bị sản xuất với nguyên giá là 50.000.000 đồng. Thời gian để trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.

⇒ Công ty A xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

Tính phương pháp khấu hao nhanh

Từ năm thứ 4 trở đi: Mức khấu hao được tính bằng 10.800.000 đồng/2 năm = 5.400.000 đồng.

Vì: Mức khấu hao năm thứ 4 theo phương pháp số dư giảm dần = 10.800.000 x 40% = 4.320.000 đồng nhỏ hơn giá trị còn lại cuối năm thứ 3/số năm còn lại (2 năm) (10.800.000/2 = 5.400.00 đồng).

Lưu ý khi thực hiện phương pháp khấu hao nhanh

– Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

– Giá trị còn lại của tài sản cố định: Là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Trên đây là phương pháp khấu hao nhanh giúp kế toán viên xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp một cách bài bản và chính xác nhất. Để biết thêm các thông tin, các phương pháp hỗ trợ quá trình xử lý nghiệp vụ, truy cập ngay trang web hoặc fanpage để cùng Kế Toán Việt Hưng nâng cao kĩ năng mỗi ngày!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *