Tạo lập biên bản thanh lý tài sản cố định năm 2019

Biên bản thanh lý tài sản cố định nhằm xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc các tạo lập biên bản thanh lý TSCĐ theo TT 133/2016. 

biên bản thanh lý tscđ

Biên bản thanh lý tài sản cố định xác nhận việc thanh lý tàì sản khi có đợt thanh lý tài sản không còn sử dụng nữa. Hoặc tài sản đã được sử dụng trong thời gian dài và không còn đạt hiệu quả trong việc tạo ra giá trị sản xuất. Trong biên bản nêu rõ được nguyên giá tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định.

XEM THÊM

Các nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình và vô hình

Cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định ‘TSCĐ’

1. Nội dung của biên bản thanh lý TSCĐ gồm 04 phần chính như sau:

Ban thanh lý tài sản cố định:

  • Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đại diện của những người có liên quan

Nội dung thanh lý tài sản cố định:

  • Tên ký mã hiệu, quy cách cấp hạng tài sản cố định, số hiệu tài sản cố định, số thẻ TSCĐ.
  • Nguồn gốc tài sản cố định: Nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
  • Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ.

Kết luận của ban thanh lý tài sản cố định: 

  • Đại diện ban thanh lý ghi rõ những đánh giá về tài sản dựa theo những tiêu chí nêu trên.

Kết quả thanh lý: ​

  • Ban thanh lý đánh giá về những chi phí thanh lý tài sản cố định, giá trị thu hồi (ghi số tiền bằng số và bằng chữ)
  • Ghi giảm số tài sản cố định về những tài sản được đưa ra thanh lý.
  • Ban thanh lý TSCĐ lập biên bản thanh lý có xác nhận đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

2. Lập biên bản thanh lý TSCĐ theo TT mới nhất 2019

Nội dung cụ thể Mẫu 02-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

>> TẢI NGAY:

Đơn vị:……………………………

Bộ phận:…………………………

Mẫu số: 02 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày …tháng …năm ….

Số: ……………………
Nợ: …………………..
Có: …………………..

Căn cứ Quyết định số: …………….. ngày …. tháng …. năm ……… của………………………
về việc thanh lý TSCĐ.

I- Ban thanh lý TSCĐ gồm:

– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ………………………….. Trưởng ban:

– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………….. Ủy viên:

– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………….. Ủy viên:

II- Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:……………………………………………………

– Số hiệu TSCĐ:…………………………………………………………………………………………..

– Nước sản xuất (xây dựng):…………………………………………………………………………..

– Năm sản xuất:……………………………………………………………………………………………

– Năm đưa vào sử dụng: ……………………………… Số thẻ TSCĐ:…………………………….

– Nguyên giá TSCĐ:………………………………………………………………………………………

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý:…………………………………………………

– Giá trị còn lại của TSCĐ:………………………………………………………………………………

III- Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

                   ………, ngày…..tháng…..năm….
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)

IV- Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh ký TSCĐ: ………………………………..(viết bằng chữ)…………………………….

– Giá trị thu hồi: …………………………………………….(viết bằng chữ)……………………………..

– Đã ghi giảm số TSCĐ ngày ………..tháng ……….năm …………..

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngày …. tháng …. năm ……
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

 

Trên đây, kế toán Việt Hưng đã chia sẻ tới cho bạn đọc nội dung liên quan tới biên bản thanh lý TSCĐ cũng như nội dung chi tiết từng mục. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn kế toán viên có thêm kiến thức và phương pháp làm việc hiệu quả. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...