Việc nộp lại báo cáo tài chính khi phát hiện sai sót trước tiên giúp doanh nghiệp làm đúng các quy định có trong Thông tư 156/2013/TT-BTC, đồng thời tránh việc cơ quan thuế phạt doanh nghiệp khi phát hiện sai sót mà các doanh nghiệp đó làm sai trong quá trình nộp báo cáo tài chính.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh.
Trong công văn số 18357/CT-HTr thì việc điều chỉnh sai sót báo cáo tài chính được chia làm 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC)bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Như vậy, bạn sẽ phải xem xét Doanh nghiệp của bạn thuộc trường hợp nào và căn cứ vào đó để làm hồ sơ khai bổ sung cho đúng với các bước mà công văn đã hướng dẫn.
Lưu ý: khi bạn phát hiện ra doanh nghiệp của mình có sai sót trong việc báo cáo tài chính của các năm trước, bạn sẽ phải làm lại, điều chỉnh lại sao cho đúng và nộp cho cơ quan thuế qua mạng nhé.
Kèm theo việc làm và nộp lại Báo cáo tài chính, bạn chuẩn bị thêm Công văn và bảng giải trình bổ sung số liệu khi làm việc với cơ quan thuế.
Bảng giải trình để phòng trường hợp Cơ quan thuế yêu cầu xuất trình. Mục đích của bảng giải trình là về số liệu điều chỉnh bổ sung báo cáo tài chính, giúp cho bạn liệt kê các chỉ tiêu ( sai sót nhiều).
Nộp lại báo cáo tài chính có bị phạt.
Nếu doanh nghiệp làm lại báo cáo tài chính khi phát hiện sai sót thì khi nộp lại báo cáo tài chính năm có những trường hợp xảy ra sau:
– Nếu nộp lại báo cáo tài chính mà không ảnh hưởng đến số thuế TNDN thì doanh nghiệp không bị phạt khi nộp lại báo cáo tài chính.
– Nếu nộp lại báo cáo tài chính mà có số thuế TNDN nộp thừa thì doanh nghiệp được bù trừ vào những kỳ sau đối với số thuế TNDN đã nộp thừa.
– Nếu doanh nghiệp nộp lại báo cáo tài chính mà có số thuế TNDN nộp thiếu thì doanh nghiệp phải nộp thêm số thuế nộp thiếu, tiền chậm nộp báo cáo tài chính.
Trung tâm đào tạo kế toán – lamketoan.vn