Những quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế năm 2019

Bằng việc tham gia bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần. Nếu bạn đang tham gia bảo hiểm y tế mà chưa nắm rõ được những quyền lợi được hưởng thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

 bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế

 

1. Mua bảo hiểm y tế dành cho đối tượng nào? 

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
  • Nhóm do cơ quan BHXH đóng
  • Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
  • Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
  • Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng

2. Quyền lợi khi mua bảo hiểm y tế

2.1 Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến:

100% chi phí nếu là:

  • Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (208.500 đồng) và tại tuyến xã;
  • Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (8.340.000 đồng).

95% chi phí nếu là:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

80% chi phí nếu là: 

  • Các đối tượng khác.

2.2 Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
  • 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
  • 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

2.3 Nhiều loại thuốc được BHYT chi trả

Từ ngày 01/01/2019, Bộ Y tế áp dụng Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo Thông tư 30/2018/TT-BYT.

Theo đó, hàng loạt loại thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT như: Thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…; thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt…

Áp theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…

2.4 Ngừng in mới thẻ BHYT từ năm 2019

Từ năm 2019, sẽ không còn in, cấp mới thẻ BHYT như những năm trước đây. Thay vào đó, người tham gia BHYT vẫn tiếp tục sử dụng thẻ đã được cấp năm 2018.

Vì vậy, một trong những điểm mới trên thẻ BHYT năm 2018 là không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ, mà chỉ ghi ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng. Đồng thời, việc triển khai thẻ BHYT điện tử cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam xúc tiến triển khai.

3. Mức mua bảo hiểm y tế năm 2019

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy theo diện đối tượng, các cá nhân tham gia BHYT hàng tháng phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.

Riêng các đối tượng tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, mức đóng hàng tháng được tính như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
  • Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
  • Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng

Từ 01/01/2019 – 30/06/2019

Từ 01/07/2019

Người thứ 1

62.550 đồng/tháng

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

43.750 đồng/tháng

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

37.530 đồng/tháng

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

31.275 đồng/tháng

33.525 đồng/tháng

Từ người 5 trở đi

25.020 đồng/tháng

26.820 đồng/tháng

4. Đối tượng không tham gia BHYT sẽ bị áp giá viện phí khi thăm khám

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2019

Theo đó, người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT thì mức giá tối đa cho các dịch vụ đó là:

– Giá tối đa dịch vụ khám bệnh tại các bệnh viện, trạm y tế dao động từ 26.000 đồng – 37.000 đồng.

– Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) có mức giá dịch vụ khám bệnh tối đa là 200.000 đồng;

– Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang); Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) có mức giá dịch vụ khám bệnh tối đa là 145.000 đồng;

– Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang) có mức giá dịch vụ khám bệnh tối đa là 420.000 đồng.

Trên đây là những quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế năm 2019. Người mua bảo hiểm y tế cần nắm vững những quyền lợi này để khi đi khám sẽ giảm tiền khám chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...