Đăng ký phần mềm

Đăng ký dịch vụ kế toán

Đăng ký khóa học

Nhắn tin Zalo

0988.680.223

0912.929.959

Liên hệ

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021 – chi tiết từng đối tượng

Nếu một doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động, thì chắc chắn cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Các đối tượng bắt buộc phải đóng là gì, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu? Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là gì?

Đây là 1 chế độ nhằm bù đắp phần nào thu nhập của NLĐ khi mất việc, hỗ trợ cho NLĐ học nghề, duy trì và tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.

Những đối tượng nào chú ý đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Về đối tượng cụ thể cần biết và chú ý đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã quy định rằng:

Những đối tượng nào chú ý đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một: NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– HĐLĐ hay hợp đồng làm việc không xác định rõ thời hạn;

– HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc xác định rõ thời hạn;

– HĐLĐ theo mùa vụ hay theo 1 công việc nhất định có thời hạn đủ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì NLĐ và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

Lưu ý: NLĐ hưởng lương hưu hoặc giúp việc cho gia đình thì không cần tham gia BHTN.

Hai: Người sử dụng lao động tham gia BHTN gồm các đơn vị:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị VTND, đơn vị sự nghiệp công lập;

– Tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam;

– DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh, HGĐ, tổ chức và cá nhân có thuê mướn, tổ hợp tác, SDLĐ theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ theo quy định.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định thế nào?

Theo Điều 57 của Luật Việc làm năm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

– NLĐ có mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 1% tiền lương tháng;

– NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN;

– Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Tiền lương làm căn cứ đóng BHTN

*Đối với NLĐ theo chế độ lương do Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng BHTN là khoản tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo Điểm 1.1 của Khoản 1 Điều 6 trong Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ; bao gồm cả cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Mức đóng tối đa bằng 20 lần so với mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

*Đối với NLĐ theo chế độ lương do NSDLĐ quyết định

Đây là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH.

Tại khoản 2.6 Điều 6 trong Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng áp dụng với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức đóng BHTN tối thiểu là 1% mức lương tối thiểu vùng và tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vùng I là 4.420.000 đồng trên tháng; Vùng II là 3.920.000 đồng trên tháng; Vùng III là 3.430.000 đồng trên tháng; Vùng IV là 3.070.000 đồng trên tháng.

Giảm mức đóng BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021 - chi tiết từng đối tượng

Theo Nghị quyết 116/NQ-CP và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg, NDLĐ đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021, không bao gồm các trường hợp dưới đây, sẽ được hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Cơ quan NN, các tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức CTXH.

– Đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị SNCL;

– Đối tượng tự nguyện đăng ký không nhận hỗ trợ.

Mức giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của NLĐ đang tham gia BHTN.

– Thời gian thực hiện là 12 tháng, kể từ 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

Các chế độ BHTN

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ BHTN bao gồm:

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ Học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo và nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Thủ tục hưởng hỗ trợ từ quỹ BHTN năm 2021

Đối với NLĐ đang tham gia BHTN:

Cơ quan BHXH sẽ lập danh sách NLĐ đang tham gia BHTN theo Mẫu số 1 kèm theo Quyết định, gửi người sử dụng lao động. Thời hạn chậm nhất đến hết 20/10/2021, cơ quan BHXH hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả NSDLĐ. Danh sách đó sẽ được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan BHXH cấp tỉnh.

Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận danh sách đó, NSDLĐ công khai danh sách NLĐ thuộc đối tượng được hỗ trợ để NLĐ biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có). NSDLĐ lập danh sách các NLĐ có thông tin đúng, đủ gửi cho cơ quan có thẩm quyền. NLĐ tự nguyện không nhận hỗ trợ làm theo Mẫu số 2 kèm theo Quyết định đến cơ quan BHXH.

NSDLĐ hoàn thiện thông tin của NLĐ cần điều chỉnh theo Mẫu số 3 kèm theo Quyết định (nếu có), gửi đến cơ quan BHXH, kèm theo hồ sơ chứng minh các thông tin đã điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật, chậm nhất đến hết 10/11/2021.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách NLĐ đúng, đủ thông tin và trong 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách do NSDLĐ gửi đến, cơ quan BHXH tiến hành chi trả tiền hỗ trợ và khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của NLĐ.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu tải văn bản);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Về thủ tục đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng BHTN, NLĐ thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm.

Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Những thông tin liên quan đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động. Vì thế, cập nhật thông tin là điều bắt buộc phải làm, để tránh bị ảnh hưởng đến quyền lợi của cả 2 bên. 

Mọi thắc mắc các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ kế toán hoặc cần nhận sự chia sẻ về những tình huống “khó nhằn”, mời bạn để lại thông tin tại phần bình luận của bài viết hoặc liên hệ trực tiếp qua fanpage của chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, kênh youtube cũng là một kênh chia sẻ thông tin đang được rất nhiều học viên quan tâm, bởi ở đó bao gồm các video được chính giáo viên của chúng tôi trực tiếp hướng dẫn học viên dựa trên các chứng từ, hoá đơn hoặc tình huống thực tế. Truy cập ngay để cùng học hỏi kinh nghiệm! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *